CPJ “Ủy ban Bảo vệ Nhà báo” theo lý thuyết là một tổ chức phi chính phủ có chức năng giám sát các vụ vi phạm tự do báo chí khắp thế giới và bảo vệ các nhà báo bị truy hại vì thực thi quyền tự do ngôn luận của mình.
Trên thực tế thì sao? Và tại sao gần đây tổ chức này bị nhiều quốc gia chỉ trích vì những nhận xét quy chụp, xuyên tạc tình hình tự do báo chí tại các quốc gia không theo “chuẩn” của Mỹ và phương Tây về tự do báo chí, tự do ngôn luận?
Mới đây thôi tổ chức này cũng đã chọn Nguyễn Văn Hải – tức Điếu Cày – một đối tượng đang chấp hành án tù vì phạm tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam” để trao Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013. Mặc dù Hải chẳng phải là nhà báo. Thực tế chứng minh rằng, bất cứ đối tượng nào viết tài liệu tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam là lập tức trở thành “nhà báo” trong con mắt của CPJ và nghiễm nhiên được tổ chức này “can thiệp bảo vệ” và thậm chí còn tán dương, cổ súy, trao tặng “giải thưởng” như đã từng làm với Điếu Cày và nhiều đối tượng chống đối khác???.
Cũng vẫn biết âm mưu lợi dụng các vấn đề “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam thông qua một số tổ chức NGO như CPJ của một số quốc gia phương Tây chẳng còn là chuyện mới, song gây bất ổn về an ninh chính trị bất chấp lợi ích của đông đảo người dân tại quốc gia đó là một tội ác và nó sẽ gây hậu quả xấu cho chính những kẻ gieo gió.
Ngày 21/11/2013 Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) lại phát động cái gọi là “Chiến dịch thỉnh nguyện thư kêu gọi lãnh đạo Việt Nam trả tự do cho blogger Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày) và tôn trọng quyền tự do thông tin”, cũng theo tổ chức này, thỉnh nguyện thư được gửi đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang và thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng thời khoe khoang đã có hơn 3.000 chữ ký ủng hộ.
Vẫn biết để duy trì hoạt động CPJ phải lệ thuộc vào nguồn kinh phí từ một số tổ chức và quốc gia có sự khác biệt về thể chế chính trị với Việt Nam và như vậy CPJ không còn giữ được tôn chỉ mục đích cũng như những đánh giá khách khách quan là điều có thể giải thích được.
Nhưng đòi thả tự do cho Điếu Cày thì quả là một sự can thiệp thô bạo và vụng về.
Thứ nhất Nguyễn Văn Hải là một tên tội phạm được xét xử công khai theo đúng luật pháp Việt Nam có sự chứng kiến của đông đảo phóng viên trong nước và quốc tế, vì vậy chẳng thể chỉ vì cái nhìn lệch lạc của CPJ mà pháp luật Việt Nam lại không được thực hiện một cách thiếu khách quan, nghiêm minh. Bởi khi bắt hay thả một người phải tuân thủ theo đúng quy định tố tụng.
Thứ hai, sự kiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu cao nhất vừa qua đã cho thấy sự đánh giá khách quan, toàn diện của chính phủ các quốc gia trên thế giới về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong đó có tự do thông tin nói chung và tự do báo chí nói riêng.
Thứ ba về số lượng hơn 3.000 chữ ký ủng hộ thỉnh nguyện thư chẳng chứng minh được điều gì bởi:Đây không phải là những người đại diện cho 90 triệu người dân Việt Nam, mặt khác trên môi trường mạng ảo, con số này một đứa trẻ lớp 3 có thể tự tạo ra được trong vòng vài ngày chơi với máy tính.
Việc CPJ can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam, đưa ra những đánh giá sai trái về tình hình nhân quyền cho thấy những thông tin giả mà tổ chức này đưa ra chẳng che mắt được ai và rằng CPJ đang tự đánh mất mình khi cố tình đi ngược lại xu thế chung, tiến bộ của loài người trên toàn thế giới.
Nguồn: Loa phường