Vài Lời Trước Phiên Xử Lê Quốc Quân

Vài Lời Trước Phiên Xử Lê Quốc Quân

Vài Lời Trước Phiên Xử Lê Quốc Quân

Án sơ thẩm đã tuyên phạt Lê Quốc Quân 30 tháng tù về tội trốn thuế, so với khung hình phạt của luật hình sự thì là ở mức nhẹ nhất. Vậy là đòn pháp luật cũng chỉ có tính răn đe mặc dù trước tòa Quân có thái độ chối tội, vu cho tòa xử Quân vì động cơ chính trị. Và sau đó Quân đã kháng án, sắp tới là phiên phúc thẩm. Liệu sự thượng tôn pháp luật có được tôn trọng trong phiên xử tới vì rằng phiên sơ thẩm đã có quá nhiều điều cần ngõ lời.

Trước, trong và sau phiên tòa có nhiều ý kiến trái chiều, đồng thuận có, phản đối có. Bỏ qua những ý kiến đồng thuận, vì rằng họ đứng về phía tòa tôi chỉ phân tích một số ý kiến phản đối một cách khách quan để cùng ứng xử sao cho hợp lẽ, đừng để “cái sảy nảy cái ung”. Có mấy câu hỏi đặt ra thế này: Quân có tội không và xử như vậy đã đúng chưa? Phiên tòa ấy có đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ? Liệu có động cơ chính trị nào chi phối vụ việc? Và cuối cùng có một điều bản chất mà chưa ai hỏi, liệu quân có thực sự trong sạch?

Thứ nhất: Quân có tội không và xử vậy đã đúng chưa?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết hãy quay lại với khái niệm tội phạm và các yếu tố cấu thành tội phạm:

Từ góc độ các yếu tố cấu thành tội phạm (khách thể, khách quan, chủ thể, chủ quan) thì Lê Quốc Quân hội đủ các yếu tố đó.

Từ góc độ những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự theo quy định của điều 63 bộ luật tố tụng hình sự thì: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chứng minh được rằng: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay không có lỗi, lỗi do cố ý hay vô ý, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự hay không, mục đích động cơ phạm tội; Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm nhân thân của bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Hành vi trốn thuế của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam là do Lê Quốc Quân đóng vai trò chủ mưu và trực tiếp thực hiện. 

Lê Quốc Quân là người đại diện trước Pháp luật của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam. Ngoài ra, Lê Quốc Quân còn là một trong ba thành viên góp vốn vào Công ty với tỷ lệ vốn góp lên đến 75% nên chính Lê Quốc Quân là người được hưởng lợi nhiều nhất từ hành vi trốn thuế này.

Lê Quốc Quân sử dụng quyền hạn được giao chỉ đạo cho nhân viên thuộc cấp thực hiện hành vi trốn thuế.

Như vậy, việc đưa Lê Quốc Quân ra xử vì hành vi trốn thuế là hoàn toàn phù hợp với quy định của Pháp luật hiện hành.

Luật sư bào chữa nói rằng công ty của Quân sai chứ Quân không sai là nói lấy được, cãi cùn theo kiểu giang hồ chứ không dựa vào luật. Không ai truy tố một tổ chức, cá thể hóa vi phạm pháp luật là điều bắt buộc.

Xử Quân như thế đã đúng người, đúng tội chưa? Xin thưa rằng đúng. Theo khung hình phạt về tội này thì: Khoản 3, điều 161 quy định:

Phạm tội trốn thuế với số tiền từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Ai đó nói rằng cùng một hành vi trốn thuế nhưng thiệt hại do Quân gây ra ít hơn đối tượng khác cùng tội danh mà mức án nặng hơn là vì chưa hiểu hoặc cố lờ đi tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của luật. Trường hợp ông Nguyễn Thạc Thanh, công ty Phú Thái ở Bắc Ninh trốn thuế 11,2 tỉ nhưng được hưởng án treo vì theo luật ông Thanh có đủ những điều kiện giảm nhẹ đó là: tự nguyên khắc phục hậu quả bằng cách trả lại số tiền đã chiếm đoạt và có nhân thân tốt, thậm chí có nhiều đóng góp cho công tác từ thiên xã hội. Còn Lê Quốc Quân thì sao: Không nhận tội mặc dù đã có đủ chứng cứ, kẻ đồng phạm đã nhận tội và có nhân thân xấu chẳng hạn:

Tháng 3 năm 2007, đã tham gia một khóa học của tổ chức Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy) ở Mỹ. Tham gia tổ chức Việt Tân (mà chính phủ Mỹ xếp vào diện tổ chức khủng bố) với âm mưu chống nhà nước VN, đã có những hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. 

Tháng 4 năm 2011, Quân cùng với Phạm Hồng Sơn khi tới quan sát vụ án xử Cù Huy Hà Vũ. Cả hai người bị bắt giữ với vì có hành vi phá hoại trật tự công cộng. 

Ngày 29 tháng 1 năm 2009, Quân tham dự cuộc diễn hành của một số tín đồ Công giáo vào tại Nhà thờ Lớn Hà Nội nhằm yêu sách đòi đất bất hợp pháp. 

Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Quân bị bắt với tội danh trốn thuế.

Một người như vậy thì không có gì để pháp luật phải nương nhẹ. Tòa xử Quân 30 tháng tù là chỉ vì hậu quả do Quân gây ra chưa nghiêm trọng.

Thứ hai, phiên tòa ấy có đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai?

Theo luật tố tụng hình sự, để đảm bảo công bằng, dân chủ: Phiên tòa phải có các thành phần như Hội đồng xét xử Thẩm phán và hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người giám định. Xét xử theo nguyên tắc trực tiếp, bằng lời nói liên tục. Chứng cứ là căn cứ để xem xét hành vi phạm tội.

Phiên xử Lê Quốc Quân có đủ những thành phần, yếu tố đó, do vậy không thể nói là không công bằng, dân chủ.

Tòa được mở công khai, thông báo từ trước thời gian địa điểm xét xử và không hạn chế người tham dự (trừ trẻ em dưới 16 tuổi). Tuy nhiên, để đảm bảo tính nghiêm minh của phiên tòa, tùy quy mô không gian xét xử mà cho phép số lượng người đến dự cho phù hợp. 

Luật Tố tụng hình sự cũng đã quy định ở điều 197 “Nội quy phiên tòa”điều 198 “Những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tòa” trong đó nói rõ: Những người vi phạm trật tự phiên tòa thì tùy trường hợp, có thể bị chủ tọa phiên tòa cánh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.

Phiên tòa xử Lê Quốc Quân liệu tất cả những người bị chăn lại phía ngoài có tôn trọng pháp luật? Rõ ràng là không, cụ thể là nhiều người đã chuẩn bị băng rôn, khẩu hiệu, ảnh, tờ rơi từ trước, kéo đến phiên tòa la lối, chửi bới, xô đẩy, xúc xiểm lực lượng bảo vệ phiên tòa. Nếu để những người như vậy vào phòng xét xử liệu có còn trật tự? (Các luật sư hãy trả lời trung thực vấn đề này để cho nhân dân biết). 

Điều đáng lo ngại là, từ chỗ trước đây chỉ có một số người bất đồng chính kiến thường tụ tập kéo đến các phiên tòa gây áp lực, cố tình gây rối (Lê Quốc Quân, Phạm Hồng Sơn đã từng vi phạm điều 198 và đã bị bắt). Thì nay, có cả những người đứng đầu giáo hội dùng uy tín của mình để kéo tín đồ vào cuộc, cố ý vi phạm pháp luật. Chiểu theo luật thì hành vi của họ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị bắt.

Thứ ba, liệu có động cơ chính trị nào chi phối vụ án?

Về phía nhà nước, toàn bộ cáo trạng, tài liệu chứng cứ, những nội dung thẩm vấn trước tòa… của phiên xử Lê Quốc Quân không hề có chỗ nào nhắc đến hành vi mang tính chính trị của bị cáo. Những lời buộc tội, tuyên án của tòa cũng không có một mảy may nào nói đến tính chất chính trị trong hành vi của bị cáo. Do đó không thể nói đây là phiên tòa mang tính chính trị được.

Về phía nước ngoài: Đại sứ quán Mỹ, một vài nghị sĩ Mỹ đã gửi thư “tỏ ra quan ngại” về quyền tự do bày tỏ chính kiến của Quân về chính trị, trong lúc nhà nước Việt Nam xử Quân về tội trốn thuế, một tội danh mà tại nước Mỹ rất nghiêm khắc. Ngay cả trong trường hợp có xử Quân về chính trị thì các chính khách Mỹ cũng không thể cao giọng về nhân quyền khi mà chính nước Mỹ đang tột cùng xấu hổ vì bị vạch mặt trong vụ nghe lén..

Còn chuyện bà M. Albright, cựu ngoại trưởng Mỹ bênh vực cho Lê Quốc Quân có lẽ là do quỹ NED của bà đã chi tiền để đào tạo Quân, còn Quân thì lại là thành viên của Việt Tân. Bà ấy quên mất câu đã trả lời phóng viên CBS về việc nửa triệu trẻ em Iraq chết do Mỹ cấm vận Iraq: “I think this is a very hard choice, but the price-we think the price is worth it”. Nửa triệu sinh mạng trẻ em là cái giá đáng để trả cho việc vãn hồi trật tự ở Iraq thì một vài năm tù đối với LQQ cũng là cái giá đáng để nuôi dưỡng sự thù hận và quá khích của đám tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam.

Về phía tôn giáo: 

Lẽ ra cái cần làm là đi tìm chứng cứ để chứng minh rằng Lê Quốc Quân không phạm tội trốn thuế thì họ lại đi kích động giáo dân chống lại phiên tòa dựa trên suy đoán “Xử Quân về tội làm chính trị”. Chẳng có luật pháp nước nào cho phép dân chúng gây rối trong phiên tòa nên việc ngăn cấm những kẻ quá khích vào dự khán là điều tất yếu. Nếu những công dân kia thực sự tôn trọng luật pháp, tôn trọng phiên tòa thì chắc chẳng ai ngăn cấm, kẻ qua đường cũng có thể ghé vào nghe, hỏi. Đằng này họ tập trung lực lượng, in áo đồng phục có biểu tượng phản đối phiên tòa, có linh mục dẫn đầu, họ hô khẩu hiệu, họ lăng mạ chính thể, họ năm ăn năm thua với lực lượng bảo vệ… Thử hỏi những hành vị đó có thượng tôn pháp luật, có đàng hoàng, văn minh? Những người đó có nên cho vào dự phiên tòa?

Thứ tư, từ những bằng chứng nói trên, cùng với mới đây một số trang mạng đã công bố công khai những tài sản về bất động sản mà Quân có (tất nhện là chưa hết) thì Quân không trong sạch ngay cả với những tổ chức, cá nhân tài trợ cho Quân. 

Mới đây, tôi có trao đổi với bạn đọc trong bài “Điều khó chấp nhận ở một đất nước pháp quyền” tại đây nói về sự quá đà đáng chê trách của giáo hội công giáo vì họ đã nhiều lần kích động tín đồ của mình gây rối các phiên tòa. Và lần này cũng vậy, tôi chỉ mong muốn các vị chức sắc công giáo hãy có trách nhiệm với dân tộc nơi mà tín đồ của họ đồng thời là công dân có chung lợi ích về một đất nước giàu mạnh, bình yên đang sống.

Nguồn: Mõ làng