Nhân quyền nói một cách dễ hiểu là quyền con người, là những quyền tự nhiên của con người. Đó là những quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Một khi những quyền ấy theo luật tự nhiên thì nó phải đương nhiên phải được tồn tại không thể bị tước bởi bất cứ ai, bởi bất cứ chính thể nào. Từ thuở hồng hoang loài người đã từng được hưởng quyền bình đẳng ấy một cách đầy đủ nhất, trong sáng nhất. Sự chiếm hữu, sự áp đặt…không tồn tại ở thời kỳ này, ấy vậy mà từ khi loài người bước vào xã hội có tổ chức thì món quà mà tạo hóa ban tặng đã trở nên đắt giá, nhân loại đã phung phí biết bao nhiêu công sức kể cả máu xương với mục đích tìm lại cái quyền tự nhiên thuở hồng hoang đó. Chính luật tự nhiên thuần khiết đó đã bị mọi chính thể vi phạm bởi các luật thực định, luật thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. Đã 68 năm trôi qua kể từ ngày 2-9-1945 khi bản “Tuyên ngôn độc lập vang lên trên Quảng trường Ba Đình, lịch sử dân tộc Việt Nam đã sang trang mới, từng bước tạo ra thế và lực mới, vững chắc trên con đường phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong xu thế phát triển năng động ấy, bên cạnh những thuận lợi, dân tộc Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi mà những kẻ thiếu thiện chí luôn sử dụng những chiêu bài dân tộc, dân chủ, tôn giáo, nhân quyền…nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước. Trước những thủ đoạn đó, những lời suy rộng trong Tuyên ngôn độc lập năm nào lại vang lên khẳng định lại ý chí của toàn dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do và “Toàn thdân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Các thế lực chống đối Việt Nam đang lợi dụng vấn “dân chủ”, “nhân quyền chống phá Việt Nam quyết liệt. Gần đây, trong tiến trình toàn dân góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xuất hiện một số đòi hỏi, yêu sách mang tính cực đoan rằng: Nhà nước phải cho người dân được tự do bày tỏ quan điểm chính trị, tự do lập hội, hội họp, biểu tình, tự do ra báo tư nhân, nhà xuất bản tư nhân, tự do hoạt động tôn giáo…Họ đã ráo riết tuyên truyền và hoạt động bất chấp những quy định của pháp luật hiện hành. Thậm chí, họ cũng không hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng, chính luật nhân quyền quốc tế cũng ghi rõ một số quyền có thể bị hạn chế vì an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng và tự do của người khác. Họ đã cố tình đổi trắng thay đen, vu khống, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước rêu rao “dân chủ, nhân quyền bị vi phạm, tín ngưỡng tôn giáo bị cấm đoán và “nhân dân phải sống trong đói khổ, bị sự ức hiếp, ai oán…” Ngày 24-10-2013 một văn thư của tổ chức HRW (Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền) gởi tới Quốc Hội Việt Nam nhân khi các đại biểu cơ quan lập pháp Việt Nam nhóm phiên họp nhằm xem xét và bỏ phiếu với các nội dung sửa đổi hiến pháp từ ngày 23 tháng này đến ngày 30 tháng 11 -2013 đã có những lời lẽ như: “Quốc Hội Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ lịch sử, bất kỳ mệnh lệnh của đảng cộng sản đương quyền, hãy tận dụng thời cơ này mang lại sự thay đổi ý nghĩa cho hiến pháp cũng như cho một cơ chế pháp lý vốn luôn chối bỏ những quyền căn bản của người dân một cách có hệ thống” ?! Ông Philip Robertson, phó giám đốc Phân Ban Châu Á của tổ chức HRW đã có những phát biểu hồ đồ rằng: “Quốc hội nên tận dụng cơ hội này bảo đảm chắc chắn rằng diện mạo mới của bản hiến pháp được cải tiến phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Từ lâu Việt Nam đã ký kết Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền song trên thực tế điều đó không biến luật pháp Việt Nam thành một hệ thống pháp lý bảo vệ quyền con người theo đúng tiêu chuẩn của quốc tế, và hiến pháp Việt Nam cũng đi theo con đường đó. Căn cứ vào Điều 4 Hiến Pháp chẳng hạn, khẳng định vị trí và vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, và bây giờ đang cầm quyền này đang muốn quốc hội bỏ phiếu vì những thay đổi hiến pháp, thì người ta có thể thấy rồi ra quyền dân sự và quyền chính trị của người dân sẽ một lần nữa bị khước từ bởi qui định một đảng duy nhất cầm quyền sẽ không thay đổi. Như vậy, đảng cầm quyền sẽ mặc sức can thiệp vào những phong trào dân chủ và nhân quyền của các tổ chức dân sự và tổ chức chính trị như đã làm trước nay”.?! HRW đã có dã tâm khi đưa ra những nhận định trên, âm mưu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy đâu là sự thật, đâu là bịa đặt giả dối đầy mưu đồ của tổ chức này ? Là những người dân của một dân tộc yêu chuộng hòa bình và đã từng chịu nhiều tổn thất về nhân quyền do ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, quốc gây ra, nhân dân Việt Nam luôn ý thức rằng, quyền con người đầu tiên và cơ bản nhất là quyền được sống trong một đất nước có chính quyền, tự do và độc lập. Quyền con người là thành quá trình phát triển của lịch sử lâu dài sự nghiệp đấu tranh giải phóng, cải tạo xã hội và cải tạo thiên nhiên của nhân loại. Tuy nhiên, quyền con người còn mang tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về chính trị, lịch sử, văn hoá và tôn giáo. Chính từ những đặc điểm này mà trên thế giới tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về quyền con người.
Việt Nam đã tham gia và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền. Đến nay, Việt Nam đã tham gia, ký kết 8 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người và nhiều công ước về quyền lao động, đang nghiên cứu gia nhập Công ước chống tra tấn. Bên cạnh việc tham gia các diễn đàn đa phương, nhất là một số cải cách của Liên hợp quốc về quyền con người. Việt Nam còn thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương trong lĩnh vực quyền con người, như đối thoại nhân quyền thường niên, triển khai các dự án hợp tác, chủ trì đăng cai tổ chức một số hội thảo, hội nghị quốc tế về nhân quyền. Các hoạt động hợp tác quốc tế nói trên đã góp phần tích cực vào việc quảng bá, tuyên truyền đến cộng đồng quốc tế về thành tựu bảo vệ quyền con người của Việt Nam. Qua đó, bạn bè và cộng đồng quốc thiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách, pháp luật và thực thi nhiệm vệ bảo đảm nhân quyền của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đấu tranh trực diện với các luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền và giải tỏa những thông tin không đúng về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Thực tế lịch sử Việt Nam khi đất nước giành được độc lập năm 1945 đến nay chứng minh rõ ràng rằng, chỉ khi dân tộc được tự do thì nhân quyền mới có cơ sở thành hiện thực. Cũng chính lịch sử giữ nước lâu dài của dân tộc đã cho thấy, bất kỳ sự chống phá, can thiệp nào từ bên ngoài, dù núp dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền hay bất cứ chiêu bài nào khác, cũng sẽ thất bại trước sức mạnh đoàn kết dân tộc Việt Nam. Họ không thừa nhận tính đặc thù của quyền con người, cho rằng quyền con người chỉ là giá trị chung không phụ thuộc vào pháp luật hay đạo đức của bất kỳ xã hội nào và phải được áp dụng với những chuẩn mực và phương thức đồng nhất mọi quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, lịch sử và văn hoá. Họ rêu rao quan điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, tuyệt đối hoá quyền tự do cá nhân, đặc quyền của cá nhân cao hơn chủ quyền của cộng đồng dân tộc. Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh làm rõ âm mưu thâm độc này. Xây dựng nhà nước dân chvà pháp quyền, nâng cao dân trí ai ai cũng phải đặt mình dưới Hiến pháp và pháp luật, mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật, được làm tất cả mọi việc mà pháp luật không cấm.
Các quyền con người được thực thi trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, được luật hoá trong Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam, được bảo đảm ngày càng đầy hơn cùng với sự phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tquốc tế. Quan điểm về quyền con người của Đảng và Nhà nước Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống văn hoá dân tộc và xem xét, chọn lọc những tiêu chuẩn về quyền con người được thế giới thừa nhận rộng rãi . Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, chương v “Quyền con người” được đưa từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 2, Sự thay đổi thực tế này cũng phản ánh ý chí và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong thực hiện quyền con người, vừa phản ánh rõ nhận thức chân xác hơn của chúng ta về vị trí, tầm quan trọng về quyền con người, vừa phù hợp với thông lệ luật pháp quốc tế. Quyền con người được bổ sung vào cùng với quyền và nghĩa vụ công dân. Dự thảo cũng đã xác định rõ trách nhiệm Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Qua kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, Đảng khẳng định rằng, Đấu tranh chống các thế lực thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc cũng là nhằm giành quyền tự do cho cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, “nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Ngày nay, quyền con người đẫ được quốc thóa về nhiều mặt nhưng việc bảo đảm quyền con người, trước hết và chủ yếu, vẫn thuộc thẩm quyền của các quốc gia. Trách nhiệm pháp lý này đã được Liên hợp quốc quy định trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Mặt khác, Hiến chương Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh “Không quốc gia nào , kể cả Liên hợp quốc, có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền quốc gia”.
Xã hội vận động và phát triển bao giờ cũng do những cá nhân sống và hoạt động, theo đuổi những lợi ích khác nhau. Nhưng, chính những nhu cầu, lợi ích, mục đích, hoạt động ấy của con người lại bị ràng buộc trong mối quan hệ với những người khác, với xã hội. Do đó, nó luôn luôn bị chi phối bởi cái tất yếu trong mối quan hệ nhân quả. Giải quyết thoáng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội là vấn cốt lõi của động lực phát triển xã hội. Lịch sử cho thấy bất cứ quốc gia nào, vấn lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội cũng đều có xung đột những mức khác nhau. Giải quyết những xung đột ấy, điều chỉnh nó sao cho có sự hài hoà tương đối, cùng chấp nhận được”, không gây xáo trộn trật tự xã hội hiện hành, Cũng không ai phủ nhận tầm quan trọng của quyền con người, với ý nghĩa là những giá trị nhân văn, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của các dân tộc và toàn nhân loại. Tuy nhiên, việc tuyệt đối hóa và cực đoan hóa các quyền cá nhân có thực sự thúc đẩy sự phát triển của các xã hội và bảo về các quyền của mọi cá nhân? Một thực tế không thể phủ nhận, rằng cá nhân không bao giờ và không thể tồn tại tách rời với cộng đồng. Trong mối quan hệ với cộng đồng, mỗi cá nhân có các quyền và tựdo, nhưng nhất thiết không phải là những quyền, tự do tuyệt đối. Nếu mọi cá nhân đều có các quyền và tự do tuyệt đối, cộng đồng sẽ không tồn tại. Bên cạnh các quyền cá nhân, có quyền tập thể của các cộng đồng. Quyền này nhằm mục đích bảo đảm những lợi ích chung của tất cả thành viên. Quyền cộng đồng hoàn toàn không phải là sản phẩm của sự tự nhiện, mà là kết tinh của nền văn minh nhân loại và đã được thừa nhận đồng thời với các quyền cá nhân trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Người dân Việt Nam kiên quyết phản đối cái gọi là “góp ý’ mà một số cá nhân tổ chức luôn luôn thiếu thiện chí với Việt Nam trong vấn đề nhân quyền đưa ra, cũng như việc lợi dụng vấn nhân quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng bị chính dư luận nhân dân trong nước yêu chuộng hòa bình và công lý lên án mạnh mẽ.
Hoa Kỳ 27-10-2013
Amari TX
Nguồn: Mõ làng