Trên cương vị đứng đầu nên những chuyện không hay đến với Ngành Y thì chuyện Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, nhân dân là chuyện hết sức bình thường. Đó là một phần những chức trách, nhiệm vụ và bổn phận gắn với những người nắm cương vị Bộ trưởng, tư lệnh của một ngành. Song cũng không vì sự kỳ vọng đó mà đôi khu chúng ta đổ tất cả những vấn nạn, những tiêu cực và sai sót của cả ngành lên vai của Bộ trưởng và cứ mỗi lần có sai phạm lại lên tiếng yêu cầu Vị Bộ trưởng ấy phải từ chức.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.
Thời gian qua, ngành Y tế chứng kiến không ít những tiêu cực, lùm xùm xung quanh những câu chuyện cũ như: Vấn đề bảo hiểm xã hội cho người nghèo, vấn đề tiêm chủng cho trẻ em và cả đăng ký khám chữa bệnh của những cơ sở y tế tư nhân….Rõ ràng, trên thực tế đây là những vấn đề không hề mới, thậm chí còn là những vấn đề nan giải, qua nhiều thế hệ Bộ trưởng mà chưa tìm được một phương cách hợp lý giải quyết dứt điểm những tồn tại trên. Cũng chính vì sự tồn tại dai dẳng, chưa có một lối thoát khả thi nào nên hình ảnh về ngành Y nói chung, về Y đức nói riêng cũng đang đối diện với không ít những tiếng chê, lên án từ dư luận, nhân dân; trở thành những chủ đề nóng trong những phiên chất vấn tại Nghị trường (Quốc hội) và tốn không ít giấy mực của giới báo chí….Tuy nhiên, cũng nên thấy rằng, những vấn nạn, những bế tắc vừa qua là hệ quả của cả một quá trình dài, nó không chỉ là hệ quả của một đời Bộ trưởng nào rõ rệt. Mặt khác, những đời Bộ trưởng khác nhau khi tiếp nhận vị trí “ghế nóng” đều nhận thức được những điểm tử huyệt đó hoặc chí ít họ được công luận, những nhà chuyên môn góp ý và sự thực thì họ đã cố gắng cùng với tập thể lãnh đạo Bộ tìm kiếm và đưa vào thực thi những giải pháp khả dĩ nhất để thay đối tình hình với những điểm sáng, góp phần cải thiện hình ảnh, cách nhìn của nhân dân vào Ngành Y, giảm bớt những tiếng chê và cả những tiếng chưởi. Song vì những lí do khách quan, vì những tầng nấc hiệu quả trong những bước thực thi những khâu đột phá nên vấn đề được nhận rõ đó chưa được cải thiện là bao……Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhận vị trí Tư lệnh Ngành Y cũng nằm trong bối cảnh khó khăn đó và thực tế thì bà đảm nhận cương vị này mới được một nửa nhiệm kỳ – một quãng thời gian không ngắn nhưng nó chưa có thể tạo nên những bước đột phá mang tính căn cơ, lâu dài. Đồng thời, quãng thời gian đó chưa đủ để hoàn thành những khâu quan trọng trong chiến lược mang tính dài hơi của Bộ Y tế…. Điều đó lí giải tại sao Bộ Y tế đã tiến hành không ít công việc mang tầm vĩ mô, ảnh hưởng sâu sắc đến đại cục song vẫn chưa tạo nên biến chuyển rõ rệt, chưa thay đổi được những suy nghĩ, điều tiếng xấu đã ăn sâu vào nhận thức của một bộ phận nhân dân về ngành Y.
Hiện tại, Bộ Y tế đang thực hiện cùng một lúc nhiều chương trình, dự án, giải pháp mang tầm vĩ mô như xây dựng các bệnh viện Vệ tinh cho 05 chuyên khoa quá tải của tuyến bệnh viện Trung ương; chỉ đạo bệnh viện tuyến cuối cung cấp, chuyển giao cho bệnh viện tuyến tỉnh những tiến bộ khoa học ngành y mới nhất, cử những chuyên gia đầu ngành về giúp tuyến cơ sở; nâng cao trình độ và cơ sở vật chất cho các bênh viện huyên, bệnh viện tuyến xã ở vùng sâu, vùng xa; từng bước thiết lập hình thức bệnh viện Gia đình nhằm giúp cho những bệnh nhân có thể giải quyết nhanh chóng những căn bệnh thông thường mà không cần đến những bệnh viện tư; đầu tư xây dựng những bệnh viện quy mô 1000 giường bệnh, xây dựng các bệnh viện đầu mối để đạt được mục tiêu 39 giường bệnh/1000 dân….Những nỗ lực nêu trên đây là những mục tiêu, chương trình dài hạn, không thể hoàn thành chỉ trong vòng 1 – 2 năm, nó đòi hỏi cần có thời gian để những bộ phận, chủ đầu tư có đủ thời gian để biến những mục tiêu hiện tại thành hiện thực, giúp cho ngành Y tế có thể chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho nhân dân….
Cho nên có thể nói rằng, bản thân Bộ trưởng Tiến đang cố gắng hết sức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ mà Chính phủ và nhân dân giao phó và đã thể hiện phần nào những sự kỳ vọng trước lúc bổ nhiệm bà Tiến vào cương vị ghế nóng hiện tại. Những câu chuyện tiêu cực vừa qua, đặc biệt là câu chuyện liên quan đến việc cấp giấy phép cho các cơ sở y tế tư nhân được thực hiện “Phẫu thuật thẩm mỹ” là những câu chuyện buồn, không đáng xảy ra và cũng khẳng định chính nó đã làm giảm uy tín của ngành Y, một hành động đáng lên án, cảnh báo về Y đức hiện nay. Nhưng xin thưa rằng, không phải cứ nơi đâu, khi nào có những câu chuyện không hay như vậy thì ngay lập tức họ có thể “đè ngay” vị Bộ trưởng ra để suy xét, chất vấn và ra những yêu sách từ chức như vừa qua. Bản thân bà Bộ trưởng Tiến không phải có trăm mắt, ngàn tay, sự phát triển của ngành Y không thể cứ phụ thuộc vào mỗi bà Tiến mà còn có sự nỗ lực, cố gắng của tập thể lãnh đạo, Cán bộ thầy thuốc…..Có chăng trên cương vị được giao, Bà Tiến giữ vai trò là người điều hành cao nhất, người xây dựng, vạch ra những chiến lược Y tế trong tương lai và là người chịu trách nhiệm trước nhân dân, Chính phủ trước những tồn tại, yếu kém trong ngành….Nhưng chịu trách nhiệm không có nghĩa là được phép đổ tất cả tội trạng lên đầu Bộ trưởng mà những gì Bộ trưởng có thể điều chỉnh, bản thân Bộ trưởng sai thì nên chất vấn, đưa yêu sách….Bằng không hãy dừng lại ở mức độ nêu lên hiện trạng và yêu cầu trong phạm vi chức trách phải xử lý, giải quyết. Đó mới thực sự là tạo điều kiện cho người đứng đầu ngành Y tế có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ.
Qua câu chuyện liên quan đến Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nên chăng chúng ta cũng nên thay đổi nhận thức, cách nghĩ về chức trách, nhiệm vụ cũng như tính chịu trách nhiệm đối với những người ở cương vị Bộ trưởng nói chung. Làm được như vậy thì tiếng nói giữa những người Bộ trưởng và nhân dân mới thực sự có sự đồng thuận cao, tạo đà cho những bước phát triển mới./.
Mẹ Đốp
Nguồn: Mõ làng