Phiên tòa xét xử 02 bị cáo Ngô Văn Khởi, Nguyễn Văn Hải trong vụ việc “Gây rối trật tự công cộng” xảy ra tối hôm 22/05/2013 tại giáo họ Trại Gáo (Nghi Phương, Nghi Lộc) kết thúc với hai bản án được xem là quá nhẹ so với những hành vi mà hai bị cáo đã thực hiện.
Cái mà nhiều người trong đó có tôi băn khoăn không phải là hình phạt đối với hai giáo dân đó bao nhiêu năm bởi trên thực tế pháp luật đã thực thi một cách công minh với tiêu chí người có tội phải đền tội mà chính là những lời nói của chính hai bị cáo trước lúc Chánh tòa đưa ra bản án cuối cùng. Nghe và chứng kiến những gì hai bị cáo nói trước Tòa và những người có mặt trong hội trường Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An thực sự tôi không hiểu được tại sao hai con người nông dân hiền lành như vậy, quá khứ chưa từng có một tiền án, tiền sự nào lại có những hành động liều lĩnh, bất chấp đến vậy. Nên chăng chúng ta cũng nên đặt ra những nguyên nhân có sức tác động sâu sắc và nhanh chóng đến vậy, cái mà trong phút chốc đã biến hai con người hiền lành trở thành “hung thần” và phần nào thể hiện mình là đối tượng cộm cán, nguy hiểm, gieo rắc nên kinh hoàng cho những nạn nhân vừa qua.
Những lời nói cuối cùng của Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi tại phiên tòa hôm 23/10/2013 tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.
Nhìn những hình ảnh kinh hoàng sau vụ việc ít ai có thể tin được rằng, Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải lại là hai người đàn ông đứng tuổi và có gương mặt hiền lành đến vậy. Và điều khiến không ít người bất ngờ hơn lại là thái độ thành khẩn đến khó tin trước hoạt động điều tra tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điêu tra – Công an tỉnh Nghệ An. Những gì đã qua và những gì đang diễn ra trong hiện tại là hai trạng thái đối lập để khó tin tồn tại, hiện hữu trong cùng một con người. Sau những giây phút bồng bột, nông nổi của những hành động bột phát qua đi, Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải hiện nguyên là những người nông dân thuần chất Việt với những đức tính cần cù, chịu khó, thật thà và dám chấp nhận, đối diện với những sai lầm của mình.
Được nghe những lời trần tình về những hành vi vi phạm pháp luật vừa qua cũng như những lời xin lỗi nhân dân, xin lỗi Tòa án, xin pháp luật khoan hồng để bị cáo có cơ hội được sữa chữa, đóng góp sức mình cho sự phát triển, đối mới của quê hương, xã hội thì dường như bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An giành cho hai bị cáo phần nào hợp lý, phần nào phản ánh tinh thần nhân văn, vị tha của dân tộc Việt Nam: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Hai bị cáo Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải đã thành khẩn nhận ra được sai lầm của mình, hợp tác với cơ quan Điều tra để làm rõ hành vi của chính mình và những người liên quan, cho nên bản án với hai bị cáo phần nào chứng minh được thái độ cũng như việc ý thức được sai lầm trong quá khứ và mong muốn được cơ quan thực thi pháp luật tạo điều kiện để làm lại, sữa chữa sai lầm.
Thiết nghĩ, qua câu chuyện về hai con người với hai cái tên rất đỗi bình thường này, những người giáo dân trên khắp đất nước Việt Nam có được cho mình những bài học nhân sinh sâu sắc và thấm thía. Đó là bài học về tình người, về sự vị tha của những con người cùng chung một nguồn cội Con Lạc Cháu Hồng, cùng chung một bọc trứng sinh ra; là bài học về cách nhìn nhận những luận điệu sai trái, kích động từ những đối tượng xấu nhằm phá hoại khối đoàn kết lương – giáo, mối quan hệ tốt đẹp giũa chính quyền và giáo hội. Đặc biệt là bài học về sự thành khẩn, dám nhìn nhận, nhìn thẳng vào những sai lầm hiện tại, quá khứ và thể hiện tinh thần cầu thị, sữa chữa với những lỗi lầm đã qua. Hậu quả và những gì đến với ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải hi vọng sẽ là liều thuốc phù hợp để bừng tỉnh những u mê, lạc lối trong hiện tại của một bộ phận chức sắc và vươn lên xây dựng quê hương, đất nước./.
Mẹ Đốp
Nguồn: Mõ làng