Cứ mỗi lần có những phiên tòa xét xử những đối tượng là người theo đạo Công giáo thì y như rằng đêm trước hôm đó sẽ xảy ra những biến cố khó lường và phía giáo hội sẽ có một đêm không ngủ, một đêm đủ cho họ chuẩn bị mọi thứ để đến dự phiên tòa với những không khí náo nức hơn ngày thường. Họ sẽ có những băng rôn, khẩu hiệu để trang hoàng cho những cung đường, góc phố mà họ qua rồi những người có khả năng la ó sẽ được huy động để làm cho những phiên tòa trở nên nhộn nhịp hơn. Và họ còn chuẩn bị những cái máy quay, máy ghi âm chuẩn nhất mà mình có, chọn cho mình những địa điểm có thể lấy được những khung hình, thước phim đẹp nhất. Chưa hết, họ còn dày công chuẩn bị cho mình những dụng cụ diễn sao cho khi nó phụ họa cho những chi tiết thì những người xem và quan tâm đêu tưởng đó là sự thật, bố trí cho mình những đội ngũ nhân viên có thể tác nghiệp, chuyển tải những thông tin nóng nhất về phiên tòa lên các trang mạng kèm theo những dòng tít gây sự tò mò …tất cả đã sẵn sàng cho những màn diễn mà họ sẽ phô diễn ngay trong những phiên tòa. Sở dĩ họ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy bởi không phải lúc nào họ cũng có được cơ hội ngàn vàng như thế này để phô diễn cho thiên hạ, công chúng thấy được tài năng, nghệ thuật chớp thời cơ và những thủ thuật khiến cho những nhà chức trách phải bất ngờ và thán phục.
Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi.
Trở lại với câu chuyện dẫn đến phiên tòa xét xử hai ông Ngô Văn Khởi, Nguyễn Văn Hải trong vụ việc tại xã Nghi Phương, Nghi Lộc cũng là một đêm diễn ra phiên tòa xét xử 14 đối tượng thanh niên, sinh viên theo Đạo Công giáo và Tin lành với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ Chính quyền nhân dân”. Chính trong cái đêm định mệnh đó, ông Khởi và ông Hải được giao diễn một vai diễn mà hình như hai ông đã diễn quá đạt đến nỗi những cán bộ Công an đến làm nhiệm vụ bị đánh không thương tiếc và còn phải tự ký vào một cái biên bản với nội dung hoàn toàn ngược lại. Nhưng chính hai ông cũng không ngờ rằng, với những hành động liều lĩnh, bất chấp pháp luật được che đậy kỹ càng, công phu, với sự che chở của những vị chủ chăn đáng kính nhưng không thoát khỏi được những chế tài và quy định của pháp luật. Hai ông buộc phải đối diện với những thứ mình làm và phải chịu những hình phạt thích đáng nhất. Nhưng cũng phải nói rằng, phiên tòa lần này không giống như phiên tòa phúc thẩm hôm 23/05, phiên tòa lần này là những hệ quả đáng buồn, đáng phải quên đi không chỉ của bản thân ông Khởi, ông Hải mà còn là vết nhơ khó phai trong lịch sử giáo hội Công giáo trên địa bàn Nghệ An. Sau những hậu quả, những tang thương mà những người dân xứ Mỹ Yên đã phải lãnh chịu cho những sai lầm, thiếu suy nghĩ trong những biến cố vừa qua, hơn ai hết họ hiểu được điểu gì nên làm, không nên làm lúc này. Với họ những tháng ngày qua thực sự là những cơn ác mộng và họ đang tìm đủ phương thức, biện pháp để thoát khỏi những bế tắc và không khí ngột ngạt hiện tại. Họ thực sự đang cần những viễn cảnh thanh bình, yên ả đã qua, họ muốn có được những điều kiện nhất định để phát triển kinh tế gia đình, xã hội, muốn chung tay cùng những lương dân xây dựng quê hương, thôn xóm ngày càng giàu mạnh, đi lên.
Và giờ đây điều họ mong muốn nhất là nhanh chóng kết thúc phiên tòa xét xử 02 con người từng hiện diện với tư cách là ngòi nổ, nhân tố chính gây nên những phức tạp và kéo dài cho tới hôm nay. Chúng ta cùng cầu mong giấc mơ yên bình, cần thiết của người dân Nghi Phương thành hiện thực và đêm hôm nay (22/10/2013 – trước phiên tòa) lại là một đêm yên bình như bao đêm khác mà người dân nơi đây chứng kiến, hãy xua tan những ký ức buồn về những thứ không hay, không có lợi cho sự phát triển của Nghi Phương hôm nay….
Mẹ Đốp
Nguồn: Mõ làng