Linh mục dẫn con chiên xuống đường
Chỉ trong một thời gian ngắn của năm 2013 đã xảy ra hiện tượng bất tuân luật pháp của Giáo hội Công giáo, thách thức hệ thống pháp quyền.
Bắt đầu là ngày 8/1/2013, hàng ngàn giáo dân dưới sự cầm đầu, dẫn dắt của linh mục một số giáo xứ Nghệ An tuần hành trên đường với băng rôn, khẩu hiệu phản đối phiên tòa xét xử 14 thành viên tổ chức phản động, khủng bố Việt Tân. Họ kéo về từ nhiều ngã đường theo một kế hoạch thống nhất làm tắc nghẽn giao thông. Họ hô vang các khẩu hiệu phản đối chính quyền đòi giải tán phiên tòa, trả tự do cho các bị cáo. Một số nơi, những phần tử quá khích còn gây gổ, lăng mạ lực lượng bảo vệ phiên tòa. Lý do cho hành động bất tuân luật pháp nói trên là trong phiên tòa đang xét xử có nhiều thanh niên công giáo, tín đồ của họ! Mặc dù cáo trạng không có nội dung nào nói đến hành vi phạm tội của các thành viên tổ chức nói trên có căn nguyên họ là giáo dân nhưng giáo hội đã sử dụng ảnh hưởng của mình huy động quần chúng tín đồ gây sức ép trái luật.
Thánh lễ trước khi xuống đường
Tiếp đó, là vụ tuyệt thực giả của Cù Huy Hà Vũ, rồi “Diếu Cày” nguyễn Văn Hải hai nhân vật bị tòa truy tố tội danh tuyên truyền chống nhà nước nhân dân. Cáo trạng của Viện kiểm sát cũng không có yếu tố nào, đoạn nào nói đến Vũ, Hải hoạt động chống lại chính quyền vì động cơ tôn giáo hoặc vì nhân thân Vũ, Hải là tín đồ tôn giáo. Mặc dầu vậy, nhiều nhà thờ trong nước, nhất là giáo phận Vinh và Hà Nội tổ chức thánh lễ cầu nguyện, hiệp thông, kích động dân chúng kéo đến gây gổ ở các cơ quan công quyền.
Ngày 23 háng 5 năm 2013, lại một lần nữa giáo hội và giáo dân gây rối ngăn cản phiên tòa xử phúc thẩm 14 thành viên đảng Việt Tân ở Nghệ An. Vụ việc trở nên phức tạp hơn khi trước đó một hôm (22/5), giáo xứ Mỹ Yên đã đứng ra tổ chức đón tiếp các giáo dân từ các vùng khác và tổ chức chuẩn bị lực lượng, băng rôn, khẩu hiệu, cờ quạt cho hôm sau gây rối phiên tòa. Khi các cán bộ công an xuống cơ sở nắm tình hình, các giáo dân xứ Mỹ Yên đã bắt giữ, đánh đập gây thương tích với 3 cán bộ, chiến sĩ công an, dẫn đến việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hai bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải. Từ đó nhiều hoạt động đối đầu càng quyết liệt hơn, với sự cổ vũ của Tòa Giám mục Vinh.
Ba ngày liến tiếp vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2013, giáo dân Nghi Phương đã tập trung hàng trăm người khống chế, bắt giữ cán bộ xã, bắt phải viết giấy cam kết thả Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải, họ đập phá trụ sở, ném đá, nhục mạ lực lượng bảo vệ công quyền với sự tiếp sức, cổ vũ của chức sắc tôn giáo.
Mới đây, hôm 2/10 tòa án Hà Nội mở phiên tòa xử vụ Lê Quốc Quân về tội trốn thuế. Lần này cũng vậy, cáo trạng chỉ đề cập đến tội danh trốn thuế của Quân, tuyệt nhiên không đả động gì đến vấn đề tôn giáo. Song, một lần nữa giáo xứ Thái Hà và một số giáo xứ khác (có bộ phận từ giáo phận Vinh) đã tập hợp hàng trăm giáo dân dưới sự dẫn dắt của 2 linh mục kéo đến phiên tòa la lối, gây náo loạn, hô vang các khẩu hiệu vu cáo chính quyền, đòi trả tự do cho Lê Quốc Quân.
Linh mục dẫn các con chiên đi biểu tình
Ở một đất nước có luật pháp, có một hệ thống nhà nước được nhân dân ủy quyền bảo vệ sự thượng tôn pháp luật mà ứng xử của giáo hội và giáo dân như vậy hỏi có còn pháp quyền.
Ai cũng biết, pháp quyền được coi là tập hợp tất cả các quy phạm xã hội buộc mọi người dân phải tuân theo và được bảo vệ bởi sức mạnh của nhà nước. Nhờ có pháp quyền, nhà nước điều chỉnh hành vi của mọi người và tổ chức của họ; củng cố các mối quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định, buộc tất cả các thành viên của xã hội phải tuân theo.
Các phiên tòa chỉ được mở khi có công dân vi phạm các điều khoản quy định trong pháp luật. Các bị cáo chỉ được coi là có tội khi có đủ bằng chứng chứng minh hành vi của họ vi phạm những tội danh cụ thể với những yếu tố cấu thành tội phạm và được đưa ra xét xử công khai trước tòa.
Tòa án cũng là do nhân dân lập ra để trừng trị những kẻ phạm tội, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Hành động dùng đám đông gây náo loạn, xúc xiểm tòa án, cố tình gây rối trật tự phiên tòa, tạo sức ép lên phiên tòa có còn là hành động thượng tôn pháp luật. Càng đặc biệt sai trái khi những hành động đó được tổ chức dẫn dắt bởi giáo các giáo sỹ. Chẳng có tôn giáo nào có đặc quyền đứng trên pháp luật cả, các linh mục biết điều đó, nhiều giáo dân biết điều đó.
Luật tố tụng hình sự ở điều 197. Nội quy phiên tòa, mục 2. Mọi người trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trât tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. Điều 198. Những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tòa ghi rõ: Những người vi phạm trật tự phiên tòa thì tùy trường hợp, có thể bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.
Vậy nên, không ai có quyền xâm phạm trật tự phiên tòa mà không bị xử lý. Bất chấp quy định của luật pháp, những người bất đồng chính kiến, giáo dân, một số linh mục, thậm chí một số luật sư như Hà Huy Sơn, Lê Quốc Quân…trước đây cũng đã cố ý kéo đến gây rối các phiên tòa. Những việc làm như vậy trong một xã hội có pháp quyền liệu có nên ủng hộ, cổ vũ? Giáo hội công giáo nói gì về giáo sỹ của mình khi họ dẫn dắt đám đông đến bao vây phiên tòa?
Biểu dương lực lượng trước phiên tòa
Pháp quyền vừa biểu hiện tính mạnh mẽ, cứng rắn trong sự thống trị của giai cấp nắm chính quyền, vừa phản ánh trình độ đấu tranh của các lực lượng xã hội nhằm gìn giữ tính thượng tôn pháp luật. Vấn đề là ở chỗ mỗi bên cần thấy được giới hạn cho phép và tính trung thực trong hành vi. Việc truy tố những công dân vi phạm pháp luật là đúng và cần thiết và là sự thể hiện sự nghiêm minh, cứng rắn của pháp quyền. Vì vậy, không ai đồng tình với những vụ việc nêu trên của tín đồ và giáo hội công giáo do cái cách đấu tranh của họ là không trung thực. Tính trung thực ở đâu khi họ đứng ngoài phiên tòa la ó rằng việc xử Lê Quốc Quân là vụ án chính trị, trong lúc cáo trạng chỉ là vấn đề kinh tế. Các luật sư bào chữa cho bị cáo cũng không phản bác cáo trạng về tội danh. Nhớ lại hai phiên tòa xử Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), rõ ràng là minh bạch, một phiên xử về kinh tế, một phiên xử về chính trị. Cáo trạng không mập mờ sao lại dùng sức ép đám đông thay cho chứng lý. Vậy là không trung thực, không có đủ sự hiểu biết cần thiết và tinh thần thượng tôn pháp luật trong đấu tranh.
Là bộ phận của kiến trúc thượng tầng kiến trúc xã hội, pháp quyền chịu sự chi phối của cơ sở kinh tế, cơ cấu xã hội và các mối quan hệ chính trị trong xã hội. Pháp quyền của chế độ nào cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thống dân tộc, phong tục, tập quán, hệ tư tưởng chính trị thống trị và hàng loạt các nhân tố khác. Hệ thống luật pháp hiện nay của Việt Nam cũng được xây dựng trên nền tảng của những đặc điểm đó. Vậy nên, không thể lấy chuẩn mực pháp luật của nước khác, hệ tư tưởng khác để xử lý những vấn đề của nước Việt. Những gì đã có của hệ thống pháp luật Việt Nam là do nhân dân Việt Nam xây dựng nên và nó là ý chí của nhân dân. Các cơ quan công quyền điều hành đất nước theo quy định của pháp luật là thực hiện sự ủy quyền của nhân dân. Vậy sao giáo hội lại làm cái việc đòi bác bỏ phiên tòa, bác bỏ, dẫm đạp lên cả luật pháp do nhân dân (trong đó có cả tín đồ công giáo) dựng nên? Sao lại có chuyện lạ đời ở một quốc gia có luật pháp mà dân chúng kéo đến trụ sở UBND bắt giữ chính quyền xã, bắt viết giấy thả người đã bị luật pháp khởi tố. Đến cả linh mục, thậm chí giám mục cũng vào hùa, cổ vũ cho điều đó. Khi chính quyền ra tay ngăn chặn quá khích, vãn hồi trật tự thì la ó rằng đàn áp nhân dân.
Những bộ đồng phục này liệu cho vào phòng xử án có gây áp lực cho hội đồng xét xử?
Pháp quyền đồng thời là tiêu chí quan trọng nhất phản ánh vị trí của cá nhân trong xã hội và nhà nước là phương tiện để bảo vệ các lợi ích mà mọi người dân đều có thể sử dụng. Cần hiểu rằng, mỗi khi chính quyền thực thi những việc đúng luật tức là họ đang làm đúng sự ủy quyền của nhân dân. Bởi pháp luật là do nhân dân xây dựng nên, pháp quyền có được là do nhân dân ủy quyền, chính quyền không phải muốn làm gì thì làm. Vì vậy, khi thấy hành động của chính quyền sai thì đấu tranh, còn nếu đúng luật thì phải ủng hộ. Trong những vụ việc nêu trên thử hỏi có vụ nào chính quyền sai, sai ở điểm nào? Hồ sơ các vụ việc có gì sai, chứng lý ở đâu? Cách hành xử của giáo dân với sự tiếp sức của giáo hội chỉ dựa trên những suy đoán có tính võ đoán, quy chụp. “Án tại hồ sơ”, các vụ việc nói trên đều không có dấu hiệu nào, kết luận nào nói đến hành vi phạm tội của các bị cáo có yếu tố công giáo. Vậy nên, giáo dân và linh mục kéo đến gây mất trật tự phiên tòa là sai. Lẽ ra giáo hội khi thấy sai thì phải can ngăn, khuyên bảo, cấm cản tín đồ của mình, đằng này họ còn khích lệ, cổ vũ, mặc cả áo chùng đen đi đầu đoàn biểu tình thì còn gì là ý thức công dân của một đất nước pháp quyền.
Có một điều đáng phê phán là, giáo hội bao gồm trong đó là những tinh hoa của tín đồ. Các Giám mục, Linh mục là người có hiểu biết cả về đạo và đời. Họ còn có bổn phận lãnh phần trách nhiệm trước Chúa chăn dắt các con chiên của Chúa. Họ rất hiểu luật, vậy sao lại ủng hộ, thậm chí kích động, cầm đầu những vụ vi phạm pháp luật như đã nêu ở trên? Có phải giáo hội đang muốn lật đổ nền pháp quyền của nhân dân?
Nguồn: Mõ làng