Trang chủ Đối tượng Nguyễn Thái Hợp – Chân Dung Về Một Mục Tử

Nguyễn Thái Hợp – Chân Dung Về Một Mục Tử

299
0

So với Giám mục tiền nhiệm là giám mục Cao Đình Thuyên thì Giám mục đương nhiệm Nguyễn Thái Hợp được tiếng là kẻ có học hơn. Bản thân Giám mục Hợp từng là “giáo sư tại Phân khoa Thần học Lima từ năm1981-1986, trong khoảng thời gian ở Peru, linh mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp còn giữ các chức vụ như giáo sư và giám đốc Học vụ của Học viện Thần học Gioan XXIII, trung tâm nghiên cứu Bartolomé de Las Casas, Lima. Năm 1994, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Thần học Luân lý tại Phân khoa Thần học Đức Mẹ Lên Trời ở Sao Paulo, Brazil và về làm giáo sư tại Phân khoa Xã hội thuộc Đại học Giáo hoàng Thánh Tôma Aquinô, Angelicum, Roma từ năm 1996 đến 2004. Từ năm 2004, ông về Việt Nam giữ chức giám đốc học vụ của Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam và là thành viên của Ủy ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Từ năm 2006, ông là thành viên của Ủy ban Từ vựng Công giáo, chủ nhiệm Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình.”

Nguyễn Thái Hợp - Chân Dung Về Một Mục TửVới những chức trách và cương vị được giao phó đã nói lên trình độ học thức của con người này. Nhưng chính đây cũng là điểm mà bản thân ông bộc lộ những điểm khuất mà nếu ai đó biết được sẽ có một cái nhìn khác về những học hàm, học vị và những thứ chứng minh trình độ của con người này. Lật tẩy những thứ mà một người có chức trách và bổn phận chăn dắt một đàn chiên gần 490.000 người là điều không nên, song chính Giám mục Hợp qua những hành động của mình đã lạm dụng thái quá những thứ kể trên.

Đồng thời, cũng nói thêm là ngay từ đầu, trong thông tin để được chọn là ứng nhân của Giám mục Giáo phận Vinh thì chính những dòng thông tin ngắn ngủi về trình độ học thức, học hàm, học vị đã thuyết phục những người có thẩm quyền tại Vatican và HDGM VIệt Nam. Và đó cũng có thể xem là điểm nổi bật, vượt trội để đưa ông lên vị trí như hiện nay. Cũng chính từ đây, HĐGM Việt Nam đã đề bạt ông làm Chủ tịch UBCL&HB. Nhưng với những sự bất ổn hiện nay, tại chính nơi ông đang mục vụ, những mối quan hệ hiện nay cùng những bí ẩn về ông được phơi bày thì bản thân ông có còn xứng đáng để được đứng trên cương vị cao nhất, lãnh đạo giáo hội địa phận Vinh nữa hay không.

Sau đây là những thông tin về vị Giám mục đáng kính” của chúng ta:

Trước khi được truyền chức giám mục, linh mục Nguyễn Thái Hợp đã trích câu nói của thánh Augustinô và phát biểu như sau:”Cùng với anh em tôi là Kitô hữu, với anh chị em tôi là một giám mục. Tư cách Kitô hữu là một niềm vui và là nguồn ơn cứu độ. Trong khi vai tṛò Giám mục là thách đố, âu lo và mối nguy.” !!!

Là Kitô-hữu-giáo-dân ở tuyến đầu của Hội Thánh, tôi có quyền phát biểu về những ”thách đố, lo âu và mối nguy” do giám mục Nguyễn Thái Hợp gây ra bởi với giáo dân cũng có chức năng tư tế, ngôn sứ, quân vương, mà im lặng thế cũng trở thành ”con chó câm” như lời cảnh cáo của đương kim Giáo Hoàng, là đồng tình với giám mục Hợp đang tiếp tay cho việc quốc doanh hóa Giáo Hội, đang ôm ấp ảo tưởng rằng mình là thần tượng của nhiều người, đặc biệt là của giáo dân nghèo, đơn sơ, thật thà tại Giáo Phận Vinh !”

Kính mong qúy vị độc giả vui lòng thông cảm cho tôi được dùng chữ ”Tiến Sĩ” là học vị của thuyết trình viên Nguyễn Thái Hợp, thay vì ”giám mục, đức cha”, để tôi dễ dàng nêu rơ sơ suất của Tiến Sĩ này (TS) theo thứ tự như sau:

1. Tự cao

Vào ngày 27.5.2010, dù chưa được truyền chức, TS Hợp đă tự xưng mình là ”Tân Giám Mục, đặt thành giám mục” trong bài phát biểu tại nhà thờ Chính Ṭòa Giáo Phận Vinh. TS ”đối thoại” với Thiên Chúa, với Ṭa Thánh, với Đức Cha Già mà dùng câu vắng chủ từ ”con” ! Trong các câu khác, khi thưa chuyện với bảy đối tượng, trong đó có sáu được TS tặng cho chữ ”qúy”; c̣òn ”anh, chị, em” của TS là giáo dân ở tuyến đầu Hội Thánh thì lại không được tặng chữ ấy! Giá như, dù chỉ một lần, TS xưng mình là ”con” thay vì ”tôi” thì dễ thương biết chừng nào ! Xin dẫn chứng: ”Trước hết, xin được dâng lên Thiên Chúa tâm tình tạ ơn sâu xa vì tất cả những gì Ngài đă thực hiện và đã xe duyên để có buổi hội ngộ thân tình hôm nay…. Có lẽ tôi là một trong những người con xứ Nghệ đã phải đi xa quê hương nhất…”

Phải chăng vì tự cao, tự đại rằng văn chương, chữ nghĩa của mình là ”số dách”, tức là mình ăn đứt người khác về kiến thức vì đã được đi đây, đi đó, sống quá nhiều nơi mà TS đă không dùng trạng từ ”lâu” trong câu vừa rồi ? Vạn bất đắc dĩ, TS mới xưng ”con” (ngôi thứ nhất) trong câu này:”Xin Đức Cha tiếp tục cầu nguyện cho con và Giáo phận nhà.”

2. Tự thần tượng hóa

Nói rằng ”tư cách Kitô hữu là nguồn ơn cứu độ” là TS đă quá cường điệu, ngược với Thánh Vịnh 27, 1 đã được đưa vào Thánh Ca như sau: ”Nguồn Ánh Sáng và Ơn Cứu Độ của tôi chính là Chúa…”, chứ không phải là thọ tạo nào khác ! Ngay chính Trinh Nữ Maria, dù được Thiên Chúa cứu chuộc theo cách đặc biệt là ”cách ly Mẹ tương lai của Chúa Giêsu khỏi tội nguyên tổ”, vẫn khiêm nhường lặp lại lời của Tiên Tri Ysaya mà Thánh Luca ghi lại như sau: ”Linh hồn tôi tung hô Chúa và thần trí tôi nhảy mừng trong Thiên Chúa, là Cứu Chúa của tôi.”

3. ”Trong khi vai trò Giám mục là thách đố, âu lo và mối nguy.” !!!

TS định nghĩa sai ”vai tṛò” của Giám mục do tiếng Hy-lạp là ”episkopos” (επισκοπος), có nghĩa là ”người đưa mắt coi ngó”, tức là giám thị, chăm sóc, canh giữ. Còn, trong quá tình thực hiện vai trò của mình, Giám mục phải lo âu, đương đầu với ”thách đố, mối nguy” thì lại là vấn đề khác mà ai cũng phải gặp trong đời, chứ không riêng gì giám mục nào ! (Xin xem thêm ý nghĩa của từ ”giám mục” trong CV 20, 28, Philip 1, 1, I Tim. 3, 2, Tito 1, 7-9 và I Phêrô 2, 25.)

4. Thất tín, mau quên

TS đã hứa đủ điều và xin tất cả mọi người đừng từ chối ”ân huệ được đồng sinh, đồng tử với anh, chị, em” của mình. Nhưng, sau khi được truyền Chức Giám Mục, TS vội quên lời hứa và khẩu hiệu ”Tình Yêu và Sự Thật” mà TS đă chọn cho mình. Bằng chứng hùng hồn nhất là TS đã ra lệnh cho Cha Già đáng kính Chân Tín phải cắt xén sự thật về ”chân dung” của cố TGM Bính và đã ”bứng tận gốc, trốc tận rễ” nền tảng mà Đức Cha già đáng kính Cao Đình Thuyên đã dày công xây dựng trong bao nhiêu năm: Mới chân ướt, chân ráo mà TS đã vội đổi linh mục, thay chức hằng loạt là làm ngược lại lời TS đã nói với Bề trên của mình: ”Cũng xin Đức Cha cứ tiếp tục lãnh đạo Giáo phận mình như từng lãnh đạo xưa nay.” !!!

Qúy vị và tôi có thể hiểu lầm về TS Hợp; nhưng Đức Cha Thuyên và Đức Giáo Hoàng thì không bởi vì hai ngài muốn tạo điều kiện cho TS trở về Đường Ngay, Lẽ Phải, chịu sự kềm kẹp của ĐC Già, noi gương Đức Tin sáng ngời của hơn ”nửa triệu Cao Đình Thuyên” (1) tại Giáo Phận Vinh. Nhưng tiếc rằng TS đã phụ ḷòng Vatican, Giáo Hội Hoàn Vũ và Giáo Dân trong và ngoài Nước !

TS có nhắc đến Tên Thánh của Đức Cha già là Phaolô Maria, nhưng lại không thèm cảm tạ Mẹ là Đấng cưu mang, sinh ra Thầy Chí Thánh Giêsu nghĩa là Thiên-Chúa-Cứu-Chuộc !!! Tại sao TS không bắt chước Đức Cha già và giáo dân cảm tạ Mẹ qua bài hát ”Tung hô Maria ! Mẹ là Mẹ Giáo Phận Vinh.” Cho nên, cũng không thấy TS nhớ đến ”Điều Răn thứ bốn” là chẳng có gì mà phải ngạc nhiên! Không biết Thầy Cô, Ân Nhân, Thân Bằng, Quyến Thuộc của TS đã nghĩ gì về người không thèm nhắc đến mình trong câu sau đây: ”Xin cảm tạ Thiên Chúa, cảm ơn Ṭa Thánh, cảm ơn Giáo phận cũng như chính quyền đã tạo cơ hội thuận tiện.”

5. Ngụy biện

Trong phần thứ 3 này, tôi nêu lên khuyết điểm của TS theo thứ tự a, b, c,… rồi nhận định.

a) ”Ngài quả quyết rằng con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy, nhưng nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô (…), vì nếu người ta được nên công chính do Lề Luật, thì hóa ra Đức Kitô đă chết vô ích.”

TS dẫn chứng ngắn gọn như thế thì thật là nguy hiểm bởi vì đâu phải tất cả những người tin vào Chúa Giêsu Kitô đều được cứu rỗi ! Thánh Phaolô dạy chúng ta phải: ”Tin, cậy, mến. Mà mến là hàng đầu !” Ở các câu khác, ngài nói rằng công chính là không ”vô luân, không làm điều ô uế, mà phải trở nên thánh thiện, chân thật bằng hành động…” (Rm 1,18; 2, 5-8; 3, 5, v.v.) như Thánh Giacôbê có dạy: ”Đức tin không có hành động là đức tin chết.” Nhóm Chứng Nhân Giêhôva và ngay cả nhiều Kitô hữu khác cũng ngụy biện bằng cách trích dẫn một chiều như TS Hợp !

b) ”Đức Gioan-Phaolô II nêu rõ mối tương quan hỗ tương giữa văn hóa với chiều kích nhân bản, đạo đức, tâm linh: …”

Viết ”tương quan”, lại còn thêm hai chữ ”hỗ tương” là TS hiểu sai về ”nhân bản, đạo đức, tâm linh” theo thư của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II (mà tôi sẽ dẫn chứng ở cuối phần ”e ”) bởi vì TS đă lập luận, chứ không phải ngài, như sau:

c) ”Trọng tâm của mọi nền văn hóa là thái độ của con người trước huyền nhiệm lớn lao nhất: mầu nhiệm Thiên Chúa.” (Ở đoạn cuối trước phần Kết Luận, tôi chứng minh Đức Cố Giáo Hoàng không lập luận như thế.)

TS nói ”mọi” có nghĩa là ”tất cả” thì không ổn rồi bởi vì có văn hóa của sự chết, văn hóa vô thần, văn hóa vô luân, văn hóa phi nhân, văn hóa phản đạo làm người, văn hóa phản Việt Đạo… Vậy thì tôi xin hỏi: Văn hóa chủ trương ”Tôn Giáo là thuốc phiện, Thánh Giá là Ma Túy, hãy tránh xa ! Đảng là Đạo Đức, là Lương Tri của thời Đại, là Đỉnh Cao của Trí Tuệ…” là thái độ gì? ”Mầu Nhiệm Thiên Chúa” được đề cập ở từ nào trong hai câu này:”Bàn tay ta làm nên tất cả ! Với sức người, sỏi đá cũng thành cơm !” ?

d) ”Từ căn bản, các nền văn hóa khác nhau là những cách thức khác nhau để đối diện với (vấn đề) ý nghĩa cuộc sống của mỗi người. Nếu loại bỏ vấn đề này thì nền văn hóa và đời sống luân lý của các quốc gia sẽ bị băng hoại.”

Vậy thì TS Hợp luôn mở rộng ṿòng tay để tiếp nhận các ”nền” văn hóa của thời đại mới đang chống lại mọi Tôn Giáo, cụ thể là văn hóa của các nhà chính trị về ”ý nghĩa cuộc sống” là cho phép giết người, cho xe cán cánh tay của em bé ăn cắp ổ bánh, cho ném đá một phụ nữ ngoại t́ình, kể cả cho phép giết chết thai nhi vô tội ư ? TS lập luận thật là khó nghe: ”Nếu loại bỏ vấn đề này…” Làm sao loại bỏ được ý nghĩa của cuộc sống tùy từng quan niệm ? Người chán đời, hận đời, tự tử cũng là người muốn sống như ư mình mà không được ! Bảo rằng đời vô nghĩa là đã định nghĩa cuộc đời !

e) ”Phải đợi một thời gian khá lâu, Tin Mừng mới thật sự hội nhập vào nền văn hóa La-Hy…”

Thật không ngờ ”Giáo Sư Tiến Sĩ Thần Học Triết” Nguyễn Thái Hợp không hiểu được rằng sứ mạng ”Phúc Âm Hóa xă hội” có nghĩa là phải ”Đem Tin Mừng Cứu Độ vào văn hóa” (inculturation de l’Évangile) khác với ”hội nhập văn hóa” (intégration culturelle) theo nghĩa thông thường của người đời! Trong bài Tham Luận dài chín trang ở Huế, TS dùng quá nhiền lần từ ”thích nghi”, chẳng hạn trong câu này:

g) ”Nhưng họ vẫn không sao ngăn cản được đ̣i hỏi thích nghi và nhập thế của Tin Mừng.”

Hóa ra, theo TS, Tin Mừng cũng phải ”thích nghi”, tức là thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội! Vậy thì có Lời Chúa hôm qua, hôm nay và ngày mai ở Đức, ở VN, Trung Cộng, Bắc Hàn, Cuba…không giống nhau hay sao ?

h) ”Liền sau ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống, các Tông đồ công khai xuất hiện trước dân Israel, dõng dạc tuyên bố sẽ nhất quyết tiếp nối sứ điệp và chương trình của Đức Giêsu. Nhưng phải công nhận rằng, với kiến thức hạn hẹp, đại đa số các vị cũng chỉ biết thể hiện sứ vụ rao giảng Tin Mừng trong vòm trời và theo nhãn quan Do thái giáo mà thôi.”

Phần vừa nêu là bằng chứng không thể chối cãi được rằng TS là con người ngạo mạn, khinh khi các Thánh Tông Đồ đă được nhiều Ơn lạ của Chúa Thánh Thần. TS bảo rằng đại đa số các ngài chỉ có kiến thức hạn hẹp ! Vậy thì chúng ta hăy đọc Tông Đồ Công Vụ 4, 5-8 để thấy lực lượng Công Nghị quá sức hùng hậu đã chất vấn các ngài thể nào và các ngài đă trả lời ra sao ! Xin trích dẫn thêm: ”Với quyền năng lớn lao, các Tông Đồ đoan chứng về sự sống lại của Chúa Giêsu nên Ân Sủng dồi dào xuống trên họ hết thảy (CV 4, 33) dù họ là những người thiếu học thức và thuộc giới bình dân….” (CV 4,13)

TS nói: ”rao giảng Tin Mừng trong ṿòm trời” là sai ! Dưới vòm trời mới có người nghe! TS c̣òn nói: ”rao giảng Tin Mừng theo nhăn quan Do Thái” lại càng sai hơn bởi vì Tin Mừng của Chúa là phổ quát cho muôn dân như Lời Ngài dạy: ”Hãy đi khắp tứ phương mà rao giảng Tin Mừng cho mọi người.” (Mc. 16, 15)

Thật không ngờ TS đă vô tình lập luận như người Hồi Giáo vì họ cho rằng Kinh Thánh là sản phẩm của người Do Thái trong khi Giáo Hội kính trọng Do Thái là người Anh Cả của Ḷòng Tin ! (Xin xem chương 16 của cuốn ”Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”.)

i) ”Triết học đóng vai trò chuẩn bị: nó mở lối và dẫn tới điều mà Đức Kitô sẽ hoàn thiện…” !!!

Tôi cảm thấy toàn thân rã rời khi đọc tư tưởng của triết gia Nguyễn Thái Hợp ! Thật không ngờ TS ca tụng môn Triết Đông và Tây của ḿnh, đề cao Hy Lạp quá mức, mà quên mất ”Hiến Chế Lời Thiên Chúa – Verbum Dei ”, số 11 như sau: ”Nhưng, để viết ra các Sách Thánh, Thiên Chúa đă chọn một số người và dùng tài năng và sức lực của họ để, khi chính Ngài hành động trong họ và qua họ, họ viết ra, như tác giả đích thật, tất cả những gì Chúa muốn mà thôi.” C̣òn số 15 thì ghi: ‘Nhiệm cục Cựu Ước có được, ấy là cốt để dọn đàng chờ cuộc quang lâm của Chúa Kitô, Đấng cứu chuộc muôn loài, và Nước Cánh Chung của Ngài bằng lời Tiên Tri loan báo và bằng các hình bóng nhiều kiểu.”

Dựa vào Hiến Chế Lời Chúa, vào nhiều bài viết, trong đó có phần kết luận của Dr. Mortimer J. Adler như sau: ”Augustine không trao cho chúng ta Plato đơn thuần, nhưng là một Plato đă được Kitô hóa để soi sáng niềm tin Kitô Giáo. Aquinas cũng làm như thế với Aristotle. Và, ở bất cứ nơi nào học thuyết chính yếu của Kitô Giáo đ̣i hỏi, Augustine và Aquinas đều phản bác mạnh mẽ các giáo thuyết của người Hy Lạp.”, tôi cũng chống lại quan điểm (i) của TS Hợp.

k) ”…các vị thừa sai tiên khởi đã khéo léo dung ḥa đức tin Kitô giáo với phong tục và tín ngưỡng địa phương…”

Trong chương 18 ”Thách Đố Canh Tân Rao Giảng Tin Mừng” của cuốn đã nêu, tôi không hề thấy Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II lập luận như TS Hợp ! Ngược lại, ngài nói như sau: ”Và có lời nào trong Phúc Âm mà chúng ta thường được nghe hơn lời này: ”Hãy theo Ta!” ? (Mt, 8, 22) Lời ấy kêu gọi mọi người thời nay và đặc biệt các bạn trẻ, hãy sẵn sàng lên đường đi theo Phúc Âm, hướng về một thế giới tốt đẹp hơn.” Chứ ngài không hề dạy phải ”dung ḥa đức tin Kitô Giáo với phong tục và tín ngưỡng địa phương” như TS Hợp đã tự tiện thêm thắt vào bài tham luận. Chỉ trong chương 18, Đức Thánh Cha đã dùng tới gần ba mươi (30) lần các từ ”Phúc Âm Hóa, rao giảng Phúc Âm” ! Ngài nói: ”Muốn cho Kitô Giáo đi vào tận tâm can các bản dân ấy, ta phải đem Tin Mừng Cứu Độ vào văn hóa…”

Tin Mừng là Lời Chúa vĩnh hằng ! Đã tin vào Ngài thì đâu có chuyện đem Đức Tin ra để dung ḥa với phong tục và tín ngưỡng địa phương vì Chúa Giêsu đã phán: ”Trời đất này sẽ qua đi, nhưng lời Ta nói sẽ không bao giờ qua đi.” (Math. 24, 35) Chẳng lẽ, theo TS, Kinh Tin Kính phải được dung ḥa với quá nhiều phong tục khác nhau ở VN ?

l) ”Thật vậy, (Ngôi) Lời mặc xác phàm, được sai đến “như con người cho loài người” để “rao truyền lời của Thiên Chúa.”

Hóa ra, theo Thần Học của TS, Lời (2) ”mặc xác phàm” trước, rồi mới ”được sai đến” ! Tức là là ”Lời làm người” trước khi Trinh Nữ Maria nói ”xin vâng” ! Vậy thì phải đưa câu ”Et Verbum caro factus est. – Cho nên (3) Lời đă làm người.” lên hàng đầu trong Kinh Truyền Tin !

Nói: ”(Ngôi) Lời rao truyền lời của Thiên Chúa” thì nghe không ra Thần Học mà Ngài đă mạc khải cho Thánh Gioan bởi vì ”Lời thành xác phàm ở giữa chúng ta” vốn có nghĩa là Thiên Chúa ”tự mạc khải” để người tin ”ngắm vinh quang của Ngài, của Con Một ở trong ḷng Cha…”(Gioan 1, 14, 18) Chúa Giêsu chính là Lời. Mà Lời cũng là Thiên Chúa. Cho nên, ngoại trừ một vài trường hợp Ngài trích dẫn Cựu Ước nói về mình, Ngài chỉ rao giảng về Nước Trời bằng dụ ngôn, giáo huấn, bằng nhiều phép lạ, bằng Phước Thật Tám Mối, bằng Tiệc Thánh, và nhất là bằng các biến cố Tử Nạn, Phục Sinh, Về Trời, Gởi Chúa Thánh Thần đến cho các Tông Đồ của Ngài.

C̣òn Chúa trích dẫn lời của Tiên Tri Isaya 61, 1 như trong Luca 4, 18-19 là Ngài muốn nói rằng sứ mạng rao giảng Lời của Thiên Chúa là thuộc về người đang nghe và tin Ngài, về chúng ta hôm nay, những người cũng đă được xức Dầu Thánh và được sai đi. Chính vì thế mà Ngài kêu gọi người đang nghe bằng câu này: ”Hôm nay đă ứng nghiệm đoạn Sách này nơi tai các người.”

m) ”Đức Giêsu Kitô… cũng sống, làm việc, suy tư, cầu nguyện, rao giảng ơn cứu độ như một người Do thái giữa những người Do thái khác.”

Chúa đau buồn vì tội lỗi của loài người là chuyện đương nhiên. Đừng vì thế mà bảo rằng Ngài ”suy tư” như những người Do Thái khác. Chỉ có con người được Ngài ban cho trí khôn và tự do thì nhiều người mới ”suy tư” theo tự do, chẳng theo Thánh Ư Ngài nên cũng sa ngã như Tổ Tông! Ngoài những điều mà Chúa đã mạc khải về Ngài trong Kinh Thánh, chúng ta chẳng biết tận tường về Ngài bởi vì Ngài là Toàn Năng, Toàn Trí, Vô Hạn trong khi chúng ta thì hữu hạn. Chính vì thế mà Sách Khôn Ngoan cũng phải viết về Ngài như sau: ”Quả thế, nào ai biết được ư định của Thiên Chúa ? Nào ai hiểu được Chúa muốn điều ǵ ? Ư định của Chúa, nào ai biết được, họa chăng là được Ngài ban xuống ơn khôn ngoan…Thần Khí Thánh của Ngài ?” (Khôn Ngoan 9, 13, 16, 17)

Nói rằng Ngài rao giảng Ơn Cứu Độ như ”một người Do Thái” là TS vô tình cho rằng Ngài đồng hàng với mọi người Do Thái trong khi Ngài là Thiên Chúa như Cha của Ngài. (Mạo từ ”a” của tiếng Anh cũng có nghĩa là ”tất cả: every, all” ! Ví dụ: ”A horse is an animal.” hay ”Horses / All horses are animals.” đều có nghĩa: ”Ngựa là con thú.”)

n) ”Ngài chấp nhận làm người y hệt (như) mọi người, ngoại trừ tội lỗi, và ḥa mình với đồng loại như một giọt nước giữa trăm ngàn giọt nước khác.”

TS lại cường điệu nữa rồi ! Lập luận như thế là vô tình làm cho Chứng Nhân Giêhôva tâm đắc thêm bởi vì họ quan niệm rằng Chúa Giêsu không có Bản Tính Thiên Chúa, mà chỉ là một thọ tạo như Thiên Thần. Trong khi đó, Ngài nói: ”Cha Ta với Ta là một. Ai thấy Ta là thấy Cha.” Vậy th́ cách phát biểu của TS: ”làm người y hệt (như) mọi người, ngoại trừ tội lỗi, và ḥa mình với đồng loại” là sai bởi vì, ”trong Chúa Kitô, có tất cả sự viên mãn của Bản Tính Thiên Chúa.” (Colôxê 2, 9) TS c̣òn sai hơn nữa vì TS quên rằng Ngài đã mang thân phận làm người, hạ mình tối đa cho đến chết quá nhục nhă trên Thập Ác ! Cho nên, chẳng ai giống hệt Ngài về Tình Yêu !

TS nói ”như một giọt nước giữa trăm ngàn giọt nước khác” nghĩa là phải lấy ống, nhỏ thành trăm ngàn giọt nước, cho chúng nằm riêng ra trên một mặt bằng thật lớn ư ?

Còn có rất nhiều sơ suất trong bài thuyết trình của TS. Để giúp TS và những mục tử ưa nói nhiều (talkative) suy nghĩ chín chắn hơn trong các bài tham luận sau này, tôi xin trích lời của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II trong chương 18 của cuốn ”Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” như vầy: ”Tất cả những diễn tiến đó làm thành lịch sử Phúc Âm hóa, một lịch sử tự phát triển trong sự gặp gỡ với những nền văn hóa khác nhau trong mọi thời đại.” Vâng,”tự phát triển” bởi vì lịch sử ấy thuộc về Dân Chúa là Giáo Hội mà ĐẦU chính là Chúa Giêsu Kitô, Tác Giả của Lịch Sử Cứu Độ, bằng Mầu Nhiệm Tân Sáng Thế mà Đỉnh Cao là Biến Cố Phục Sinh của Ngài.

Có vài từ điển ngoài đời ghi ”inculturation” đồng nghĩ với ”integration” ! Nhưng, theo những bài thuyết tŕnh của một số Hồng Y và Giám Mục, trong đó có Tổng GM ở Douala, Cameroun, tức là Christian Cardinal TUMI, xác định rằng ”nhập văn hóa: inculturation”là hậu quả của ”nhập thể: incarnation”. (L’inculturation est une conséquence de l’incarnation.) TGM Douala giải thích ”nhập thể” là ”Thiên Chúa làm người: Dieu-homme”; c̣òn ”nhập văn hóa” có nghĩa là ”Thiên Chúa là người này: Dieu cet homme” ở trong môi trường đã định và trong một nền văn hóa rơ ràng. Trong Diễn Văn có tựa đề”Chúa Kitô canh tân mọi nền văn hóa”, được đọc tại Đại Hội Đồng của Giáo Hoàng về Văn Hóa, vào ngày 19.11.1999, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II dạy như sau: ”Nhân bản Kitô Giáo được giới thiệu cho bất cứ nền văn hóa nào để giúp con người khám phá ra chính mình là ý thức được giá trị của mình. Nhân bản Kitô Giáo mở đường cho con người tìm đến cội nguồn sự hiện hữu của mình là Cha Đấng Tạo Hóa và cho con người biết sống đúng nghĩa mình là con trong Con Một của Thiên Chúa, Trưởng Tử cho mọi thọ tạo…Trước ân sủng dồi dào nhờ Chúa Kitô, những hàng rào ngăn cách các nền văn hóa sẽ bị đổ.”

Kết Luận

Qua nhiều cách lập luận, cụ thể là qua các câu ”Công Giáo trở thành Á Đông với người Á Đông”, và qua hình ảnh của Lm Léopold Cadière đã ”trở nên người Việt với người Việt”, TS Nguyễn Thái Hợp đang cổ xúy cho một ”Giáo Hội Công Giáo” có vị lãnh đạo phải y hệt cố TGM Nguyễn Văn Bình là người đã tiếp tay cho việc đánh phá Giáo Hội, việc bỏ tù và đày biệt xứ Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Giáo Hội theo phạm trù của TS mới là ”Giáo Hội giữa ḷòng Dân Tộc”!

TS lầm rồi ! Đó đúng là ”Giáo Hội mất ḷòng Dân Tộc”!!! Mọi người và tôi vẫn qúy mến Lm Léopold Cadière, nhưng chẳng thích lối ngụy biện của TS mục tử ”quốc doanh” này bởi vì ông ta lập luận không hợp lý như trong câu sau đây: ”Nếu đặt con người vào bối cảnh văn hóa của họ, bằng cách lưu ý đến ngôn ngữ, lịch sử của họ…”

TS phạm hai lỗi: Nếu sao được mà nếu bởi vì con người ”đang ở trong bối cảnh văn hóa của họ” thì hai chữ ”đặt vào” của Tiến Sĩ là vô nghĩa !

Buồn ơi là buồn vì Giáo Hội CGVN có những mục tử khoa bảng như TS Nguyễn Thái Hợp !!!

Mẹ Đốp

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây