Trang chủ Luận bàn - Phản biện Tôn Giáo Hay Chính Trị Nhìn Từ Vụ Giáo Xứ Mỹ Yên

Tôn Giáo Hay Chính Trị Nhìn Từ Vụ Giáo Xứ Mỹ Yên

203
0

Tôn Giáo Hay Chính Trị Nhìn Từ Vụ Giáo Xứ Mỹ Yên

Ngày 6/9 năm 2013, sau những lộn xộn ở giáo xứ Mỹ Yên, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã kí thư chung gửi các giáo xứ trong giáo phận Vinh và giáo giới với lời lẻ:

“Tôi tha thiết mời gọi anh chị em cầu nguyện, dâng những hy sinh cũng như có hành động cụ thể biểu lộ sự hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên và tình hình liên đới với các nạn nhân của bạo lực. Đặc biệt, trong toàn giáo phận Vinh vào mỗi chúa nhật, các giáo xứ sẽ tổ chức buổi cầu nguyện và Thánh lễ để cầu cho hai ông Phero Nguyễn Văn Khởi và Anton Nguyễn Văn Hải đang bị giam giữ cũng như tất cả các nạn nhân của bạo lực… Việc cầu nguyện này sẽ tiếp tục cho đến khi các nạn nhân bị bắt được thả và các người bị thương bình phục”.

Như vậy là Tòa giám mục đã tuyên chiến với luật pháp, coi tính ngưỡng hơn luật pháp và chính nó cũng đã bộc lộ mưu đồ chính trị trong hoạt động tôn giáo của Gám mục Nguyễn Thái Hợp. Bởi vì, ai cũng biết rằng, để chứng minh cho sự vô tội hay có tội phải bằng chứng cứ pháp lý, chứ không phải bằng áp lực của số đông giáo dân. Lấy giáo dân để gây áp lực với chính quyền, với luật pháp là lợi dụng tôn giáo, tính ngưỡng.

Hãy nhìn lại cho rõ vụ việc để đứng về phía nào, Chính tri hay Tôn giáo.

1, Diễn biến và nguyên nhân.

Ngày 23/5/2013 tại Nghệ An diễn ra phiên tòa xét xử phúc thẩm 14 thanh niên (đều là người Công giáo) tham gia tổ chức phản động hải ngoại Việt Tân, đã được Việt Tân bí mật kéo ra nước ngoài huấn luyện và đưa về trong nước, phát triển tổ chức, hoạt động chống chính quyền. Tội trạng đã rõ và đã được xử sơ thẩm vào ngày 9/1 trước đó.

Để gây rối, ngăn cản phiên tòa phúc thẩm, nhiều đối tượng trong và ngoài tỉnh Nghệ An đã kéo về nơi mở phiên tòa để tạo áp lực. Nhiều nhóm từ rất xa như Lã Việt Dũng ở Hà Nội, Bùi Minh Hằng từ Vũng Tàu… kéo về. Tối 22/5 (trước ngày xử phúc thẩm) tại giáo xứ Mỹ Yên, xã Nghi Phương đã diễn ra những hoạt động bất thường. Giáo xứ tổ chức đêm thánh lễ do linh mục Nam, không phải là linh mục quản xứ làm chủ lễ. Dự lễ không phải chỉ có giáo dân Mỹ Yên mà có cả thân nhân gia đình 14 thanh niên phạm tội và nhiều đoàn từ nơi khác đến. Họ về đó ăn uống, chăng băng rôn, khẩu hiệu với nội dung đã kích chính quyền, đòi thả những kẻ phạm tội.

Được tin báo, lực lượng an ninh CA huyện Nghi Lộc đã cử chiến sĩ của mình xuống giáo xứ để nắm tình hình. Khi đến Mỹ Yên, 3 cán bộ công an đã vào nhà ông Xã đội trưởng Đậu Văn Sơn để hỏi qua thông tin rồi trực tiếp đi vào Trại Gáo. Vừa ra khỏi nhà ông Sơn, cả ba bị giáo dân bao vây hành hung, bắt giữ, nhốt vào nhà văn hóa thôn, đập phá xe máy và họ còn xông vào đập phá nhà ông Sơn xã đội trưởng. Sự vụ kéo dài cho đến gần nửa đêm, cả ba cán bộ công an bị thương nặng không được cấp cứu. Trước tình hình đó lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An đã thông báo bằng điện thoại và cử người đến trực tiếp với Giám mục Nguyễn Thái Hợp để xử lý. Ông Hợp đến, thay vì khuyên giải giáo dân không được tự ý bắt người, đánh người ông Hợp đã cho lập một biên bản có nội dung công an đã bí mật, vô cớ đến giáo xứ nên bị giáo dân quá khích đánh nhầm rồi mới đưa họ đi cấp cứu. Những cán bộ công an này thấy vô lý đã không chịu ký biên bản thì ông đe dọa rằng nếu không ký thì ông bỏ mặc họ với đám đông cuồng nộ ngoài kia.

Sau vụ việc nói trên, ngày 27/6 năm 2013 (tức là sau hơn một tháng) qua kết quả công tác điều tra, Viện kiểm sát tỉnh đã kí quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích, phá hoại tài sản công dân. 2 đối tượng quá khích nhất, đồng thời là đối tượng trực tiếp hành hung, đập phá xe máy của 3 cán bộ công an là Nguyễn Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải đã bị bắt tạm giam để điều tra.

Ngày 3/9 (tức là sau việc bắt 2 đối tượng trên 3 tháng), ngay sau lễ tấn phong giám mục phụ tá mới cho giáo phận Vinh, (có hàng vạn giáo dân, hàng trăn linh mục, giám mục về dự) giáo dân xứ Mỹ Yên với băng rôn, khẩu hiệu chuẩn bị sẵn, đã kéo đến bao vây trụ sở xã Nghi Phương trong lúc cán bộ xã đang có cuộc họp. Họ đã bắt giữ cán bộ huyện, xã, dọa dẫm, bắt ép họ phải soạn, kí, đóng dấu tại chỗ một văn bản hứa hôm sau sẽ thả những người bị bắt. UBND tỉnh Nghệ An đã thông báo và yêu cầu Tòa giám mục can thiệp, giải quyết nhưng bị làm ngơ. Đến tối, linh mục quản xứ Xuân Mỹ là Nguyễn Xuân Quý mới đến. Trước áp lực của đám đông giáo dân, cùng sự hành hung của họ, cán bộ xã đã phải ký văn bản nói trên để được thả ra về.

Ngày 4/9, với tờ giấy cam kết thả người của UBND xã, hàng trăm giáo dân Mỹ Yên đã kéo đến UBND xã Nghi Phương để đòi người.
Trước đó, do nhận thấy đây là hành vi vi phạm pháp luật và đã thông báo cho Tòa giám mục nhưng vẫn bị lờ đi, đề phòng diễn biến xấu xảy ra, chính quyền NA đã cho triển khai lực lượng bảo vệ UBND xã Nghi Phương. Khi giáo dân kéo đến đây, gặp lực lượng bảo vệ, không vào được khuôn viên UBND họ đã dùng gạch đá tấn công, buộc lực lượng công an phải vãn hồi trật tự.

Đấy là sự thật về nguyên nhân và diễn biến vụ Mỹ Yên.

Tôn Giáo Hay Chính Trị Nhìn Từ Vụ Giáo Xứ Mỹ Yên

Có nên hiệp thông bằng trẻ em như cách của giáp hội!

2, Pháp luật và tôn giáo.

Trong vụ việc này hãy khách quan nhìn nhận đâu là vấn đề chính trị – xã hội, đâu là vấn đề tôn giáo.

Rõ ràng, 14 thanh niên trong vụ án tham gia tổ chức phản động Việt Tân nói trên là vi phạm pháp luật. Việc xác định họ có tội hay không là từ chứng cứ của cơ quan điều tra, lời khai của họ và xét xử của tòa án. Qua hai vòng sơ thẩm và phúc thẩm, mọi chứng cứ đều chống lại họ. Án đã tuyên.

Rõ ràng, hành vi chuẩn bị cho một âm mưu gây rối phiên xét xử phúc thẩm của một số linh mục và giáo dân tại xứ Mỹ Yên là đi quá giới hạn pháp luật. Ngăn chặn nó xảy ra là biện pháp phòng ngừa có lợi cho người dân, đề phòng họ phạm pháp là rất cần thiết.

Rõ ràng, hành vi bắt giữ cán bộ công an, hành hung gây thương tích với họ, giam giữ trái phép họ, phá tài sản của họ, dùng đám đông đe dọa họ buộc họ phải ký vào văn bản soạn sẵn là trái pháp luật.

Rõ ràng, bao vây trụ sở chính quyền, bắt giữ cán bộ UBND xã, đe dọa và bắt họ ra văn bản trái luật là hành vi phạm pháp. Bắt người để điều tra, thả người là chức năng luật định của cơ quan công quyền được giao cho Viện kiểm sát, Công an, Tòa án chứ không phải UBND xã. Điều này ít nhất Tòa Giám mục, Linh mục, giáo dân biết. Vậy mà ép họ ra một văn bản có con dấu, chữ ký để lấy đó làm cớ cho vụ gây rối và tổ chức gây rối là vi phạm pháp luật.

Rõ ràng, khi bị ngăn cản không cho xâm nhập khuôn viên UBND xã, những giáo dân Mỹ Yên đã dùng gạch đá tấn công lại cảnh sát bảo vệ, gây thương tích cho họ và cả dân thường là hành vi vi phạm pháp luật.

Rõ ràng, việc ra một tuyên bố để yêu cầu các giáo xứ trong giáo phận của mình phụ trách, kêu gọi các giáo xứ khác hiệp thông, cầu nguyện, gây sức ép với mục đích “cho đến khi các nạn nhân bị bắt được thả và các người bị thương bình phục” mới thôi là hành vi dùng tôn giáo, lợi dụng giáo dân để gây áp lực nhằm thả những người phạm tội của Giám mục Nguyễn Thái Hợp là vi phạm pháp luật.

Ai cũng có thể thấy rằng những hoạt động tôn giáo bình thường của giáo hội, giáo dân giáo phận Vinh đều được tôn trọng. Bằng chứng là ngay buổi sáng hôm xảy ra vụ Mỹ Yên, với sự giúp đỡ của chính quyền Nghệ An, thánh lễ tấn phong Giám mục phụ tá mới của giáo phận cho Giám mục Nguyễn Văn Viên có hàng chục ngàn giáo dân và 27 giám mục, hơn 500 linh mục từ khắp mọi giáo xứ về dự diễn ra tốt đẹp, trong sự hân hoan của dân Chúa. Ngoài ra có thể kể đến rất nhiều việc khác của giáo hội đã được chính quyền Nghệ An ủng hộ, giúp đỡ và coi đó là trách nhiệm của chính quyền với nhân dân mình.

Thử hỏi tại sao giáo hội không ủng hộ những hoạt động bình thường của chính quyền nhằm thực hiện chức năng giữ gìn an ninh trật tự chung, trong đó có cả quyền lợi của giáo dân. Chẳng những thế, họ còn đứng ra bao che cho công dân phạm pháp. Lấy cớ những người đó là giáo dân để can thiệp vào công việc nhà nước thì đâu là luật pháp, đâu là tôn giáo?

Tôn Giáo Hay Chính Trị Nhìn Từ Vụ Giáo Xứ Mỹ Yên

Cách giáo dục con trẻ thế này ư?

3, Giám mục đã chà đạp lên luật pháp.

Xin nhắc lại với đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp rằng, cách đây gần hai nghìn năm trong Thánh kinh Tân ước, tin mừng theo Thánh Mát Thêu, đoạn 22, câu 21 đã viết rằng: “Của Hoàng đế, trả về Hoàng đế; Của Thiên chúa, trả về Thiên chúa” với nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải rạch ròi tôn giáo với chính trị, tôn giáo không làm chính trị, hoạt động tôn giáo chỉ vì đức tin. Và đó cũng là tuyên ngôn của giáo hội Roma ngày nay. Còn giáo hội VN thì đã tuyên ngôn rằng “tốt đời, đẹp đạo” mới vẹn toàn trách nhiệm công dân.

Giám mục đã cố tình ủng hộ những hành vi trái luật nói trên và hơn thế còn lôi kéo giáo dân của mình xé bỏ Hiến Pháp, ngồi xổm trên pháp luật, coi tín ngưỡng cao hơn lợi ích dân tộc tức là đức Giám Mục đã từ chối chức phận công dân của mình rồi. Không lẽ một người có kiến thức đại diện cho hàng triệu tín đồ của mình như đức Giám mục lại không hiểu đâu là thần quyền và đâu là thế quyền.

Đáng chê trách là ở chỗ, một giám mục đứng đầu ủy ban công lý hòa bình của cả giáo hội VN mà lại phớt lờ Hiến Pháp, pháp luật ủng hộ cho những tư tưởng tuyệt đối hóa sự khác biệt giữa tôn giáo với nhà nước tới mức đẩy nó thành mâu thuẫn, đố kị. Đưa những vụ việc chống đối chính trị có mục đích lật đổ chính quyền của công dân, đã bị pháp luật xử lý thành vấn đề chống tôn giáo để kích động giáo dân. Giở những thủ đoạn vu khống, nói xấu bằng cách bóp méo sự thật để đánh lừa dư luận, đánh lừa cả con chiên của mình, đẩy họ vào những hoạt động phạm pháp là hành vi lợi dụng đức tin đê hèn.

Thử hỏi Giám mục có còn đủ tư cách là chủ chăn của giáo phận?

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây