Trang chủ Đối tượng Ngày Trở Về Của Giám Mục Nguyễn Thái Hợp

Ngày Trở Về Của Giám Mục Nguyễn Thái Hợp

267
0

Ngày Trở Về Của Giám Mục Nguyễn Thái Hợp

Năm 2010 khi được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Vinh, Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã không dấu được niềm vinh hạnh của bản thân cũng như những bày tỏ những ước vọng cống hiến cho miền quê nghèo khó mà đại gia đình của ông từng rời bỏ ra đi sau biến cố năm 1954. Ông nói: “Xin cho tôi được thực hiện ước nguyện thâm sâu, là được đồng sinh đồng tử với anh chị em trên mảnh đất quê hương này. Ðó là một ước nguyện thâm sâu và cũng là lời nguyện xin. Chắc chắn Ðức cha già, quý Cha, quý thầy, quý tu sĩ nam nữ, quý Hội đồng giáo xứ và anh chị em sẽ không từ chối tôi ân huệ này…” Đó là những lời phát biểu của Ðức tân Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp nhân ngày về Giáo Phận Vinh 27/5/2010 và thực sự với niềm tin yêu với người con quê hương bao năm sống tha hương nơi đất khách quê người, với niềm kính trọng của cộng đồng dân chúa Vinh nói chung, trên địa bàn tỉnh Nghệ An với Đức Cha bề trên của Giáo phận nên đã không ít những người giáo dân nghèo nơi dải đất miền Trung yêu dấu vốn chứng kiến quá nhiều những khổ đau do bom đạn kẻ thù mang lại mong muốn những tín hiệu cũng như những dấu ấn mang lại sau việc trở về đầy ý nghĩa của bản thân ông Hợp. Những người giáo dân nghèo vẫn mong muốn Đức Cha già với những học thức và trình độ nhiều năm được đào tạo ở phương Tây sẽ đi tìm cho họ lời giải để phát triển kinh tế đồng bào ngày càng khởi sắc, theo kịp những bước tiến của những lương dân trong niềm vui an hòa và đoàn kết. Những niềm vui chưa kịp đến thì họ đã nhận được quả đắng từ người đứng đầu giáo phận. Khi mà nền kinh tế và cuộc sống của họ chưa kịp khởi sắc và những biến đổi bộ mặt nông thôn của họ chưa được hiện diện nhiều thì chính họ đang bị người cha già kéo vào những cuộc chiến mà chủ yếu xuất phát bởi những sự hằn học, thái độ bất hợp tác và những toan tính mang tính cá nhân của Giám mục Hợp.

Ngày Trở Về Của Giám Mục Nguyễn Thái Hợp

Giáo phận Vinh long trọng đón Ðức Tân Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp về với Giáo phận.

Quê hương nghĩa nặng tình sâu. Đó chắc chắn là điều mà bản thân Giám mục Hợp hiểu hơn ai hết, nhất là một kẻ tha hương, sống trên đất khách quê người hơn nửa đời người như ông. Trở về quê hương khi mái đầu đã bạc, những tưởng bản thân Giám mục Hợp đã có được những suy nghĩ nghĩa tình nhất với đồng bào và chính quyền quê nhà, sẽ cùng đưa những kiến thức được đào tạo ở những nước Phương tây tiên tiến góp phần vào sự đổi thay và phồn vinh của quê hương. Nhưng thay vì sử dụng tầm hiểu biết và những kinh nghiệm của bản thân sau bao năm hoạt động và sống nơi đất khách quê người thì Giám mục Hợp lại sử dụng nó kết hợp với quền năng và thần quyền của một vị Giám mục đứng đầu giáo phận vào những việc làm khiến những người Công giáo cuồng đạo nhất, trung thành nhất với giáo hội cũng phải ngạc nhiên và bất ngờ.

Từ năm 2010, sau khi về làm Giám mục giáo phận Vinh, Giám mục Hợp đã gây nên những câu chuyện động trời. “Từ khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp về làm “chủ chăn” từ năm 2010 đến nay, Giáo phận Vinh đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật mang tính hệ thống. Điều đó đã ảnh hưởng đến cả giáo hội và chính quyền, gây mất ổn định chính trị, chia rẽ mối đoàn kết lương – giáo. Đó là những vụ việc: Lấn chiếm, chuyển nhượng đất đai, xây dựng công trình trái pháp luật ở Giáo xứ Ngọc Long, xã Công Thành – huyện Yên Thành; Giáo xứ Làng Rào, xã Nghi Hương – huyện Tân Kỳ; Giáo xứ Lập Thạch, xã Nghi Thạch – huyện Nghi Lộc, Giáo họ Yên Trạch, phường Thu Thủy (Thị xã Cửa Lò). Tổ chức hành lễ ngoài cơ sở thờ tự vi phạm Pháp lệnh Tôn giáo của Nhà nước Việt Nam ở xã Yên Khê – huyện Con Cuông; xã Nghĩa Xuân – huyện Quỳ Hợp; xã Châu Bình – huyện Quỳ Châu. Gây rối trật tự công cộng, đánh đập, bắt giữ người trái pháp luật ở xã Yên Khê – huyện Con Cuông; Giáo xứ Mỹ Yên xã Nghi Phương (Nghi Lộc). Trong việc tách, lập xứ, họ đạo mặc dù mới trình xin đang được chính quyền các cấp xem xét giải quyết, hoặc chưa trình xin nhưng giáo hội đã tự ý thành lập các xứ, họ đạo. Không những thế, còn tổ chức các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, hoặc tổ chức sinh hoạt tôn giáo tại nhà riêng giáo dân, xảy ra ở các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu…

Trước tình hình trên, ngày 17/9/2011, UBND tỉnh nghệ An đã có Công văn số 5483/UBND-NC gửi đích danh Giám mục Nguyễn Thái Hợp thông báo về các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật trong thời gian qua, trong đó nêu rõ: Chỉ tính riêng trong khoảng 01 năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 23 vụ vi phạm pháp luật và vụ việc liên quan đến giáo dân. Trong đó, hoạt động đòi lại đất, xây dựng công trình trái pháp luật (10 vụ); chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản (01 vụ); tụ tập đông người khiếu kiện, chặn xe (02 vụ)…

Đồng thời, các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng đã tập trung giải quyết các sự việc theo đúng qui định của pháp luật, trên cơ sở tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng của người dân; đã gặp gỡ, trao đổi với linh mục quản xứ, các chức việc đề nghị phối hợp với chính quyền trong giải quyết các vấn đề nêu trên nhằm ổn định tình hình. Thế nhưng, một số linh mục quản xứ đã tỏ thái độ bất hợp tác với chính quyền trong giải quyết vụ việc. Họ còn rao giảng những nội dung sai sự thật, làm cho giáo dân nhận thức sai về chủ trương, chính sách của nhà nước; kích động giáo dân gây rối, chống đối chính quyền… Do vậy, đến nay, nhiều vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm, thậm chí có những vụ việc mới phát sinh ngày càng phức tạp hơn.”

Chưa hết, những tưởng sau những hành động vi phạm mang tính hệ thống ấy, bản thân Giám mục sẽ có những chuyển đổi nhất định trong tư tưởng và thái độ, sẽ tích cực phối hợp với chính quyền trong giải quyết những vụ việc phát sinh theo đường hướng duy trì mối đoàn kết lương giáo và phát huy đúng chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu giáo hội. Tuy nhiên, Giám mục Hợp lại làm những việc làm đi lại với tinh thần và mục đích trên. Sau những tín hiệu cho thấy uy tín cũng như niềm kính trọng nơi giáo dân, số chức sắc, chức việc về mình có vẻ suy giảm thì chính bản thân Giám mục Hợp lại lầm tưởng rằng, nguyên nhân chính là do ông không có thái độ kiên quyết với chính quyền nhằm bảo vệ quyền lợi cho số giáo dân cực đoan, quá khích trong giáo hội. Từ sự nhận thức mang tính lệch lạc ấy, Giám mục Hợp đã song song thực hiện các hoạt động củng cố đức tin, thiết lập củng cố lại hệ thống tổ chức từ giáo phận cho đến các giáo họ trong nỗ lực tìm lại sự ủng hộ cũng như uy tín của mình trong Linh mục đoàn và cộng đồng dân chúa giáo phận Vinh. Nhưng tiếc thay chính bản thân Giám mục Hợp không có được cho mình tài ba của một nhà quản lý giỏi trong điều hành một địa bàn rộng lớn, có nhiều giáo sỹ như Giáo phận Vinh. Càng điều hành Giám mục Hợp càng thể hiện những yếu kém mang tính cố hữu, bản chất của ông và tất nhiên uy tín của ông cũng vì vậy mà có chiều hướng đi xuống. Đó là chưa kể đến chính những hành động mang tính cải cách sai lầm của mình càng làm cho chính nội bộ Giáo hội Công giáo Vinh ngày càng có sự phân hóa sâu sắc mà điển hình là sự mâu thuẫn và di dịch quyền lợi của số chức sắc già và số chức sắc trẻ được đào tạo bài bản và có học thức…Những điều trên qua nhiều kênh thông tin Giám mục Hợp cũng phần nào hiểu được những dự cảm không lành cho xu hướng phát triển đi lên của giáo hội….Những sự bấn loạn, mất phương hướng trong cách thức điều hành đã làm cho Giám mục Hợp đi đến những ngộ nhận chết người. Ông cho rằng, cách duy nhất để đông bào Công giáo và số chức sắc tin tưởng mình chỉ còn cách có những hành động mang tính tiêu biểu và quyết liệt trong việc tìm lại, đòi lại những quyền lợi, lợi ích mà một bộ phận giáo dân, chức sắc, chức việc cứ khăng khăng là của mình. Sự mù quáng đã khiến Giám mục Hợp ngày càng có những dấu hiệu xa lánh và thách thức chính quyền. Ông đổ tất cả những tiêu cực của xã hội lên đầu với chính quyền với cách lí giải chính những vấn nạn đang tồn tại trong xã hội là nguyên nhân kéo trì sự phát triển đi lên của xã hội và chính quyền phải chịu trách nhiệm trong những yếu kém và những sơ hở này. Sự thách thức mang tính công khai là điều mà lộ rõ trong cách điều hành và những chỉ đạo của bản thân Giám mục Hợp trong những sứ vụ mà mình tham gia.

Năm 2011, cộng đồng dân chúa Giáo phận Vinh chứng kiến những sự quặn đau của những giáo dân tại huyện Miền núi Con Cuông sau những va chạm của của số ít những giáo dân với số đông những lương dân theo những tín ngưỡng truyền thống. Trong vụ việc này thay vì kêu gọi giáo dân ngừng các hoạt động vi phạm pháp luật và giải quyết sự việc theo tinh thần hòa bình nhưng Giám mục xem sự việc này như cơ hội để thị luy trước chính quyền, không chỉ đạo quyết liệt gây nên những cuộc ẩu đả giữa những giáo dân và lương dân nơi vùng cao thành bình này.

Trở lại vụ việc vi phạm pháp luật của một số giáo dân Giáo họ Trại Gáo, thấy rằng, chính Giám mục Hợp và một số giáo dân của Giáo xứ Mỹ Yên, xã Nghi Phương phải là những người biết rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc gây rối trật tự công cộng, cố ý đánh người gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật và phá hoại tài sản của công dân vào ngày 22/5/2013. Bởi vụ việc xảy ra trên địa bàn (nhà văn hóa xóm 13 thuộc họ Trại Gáo, Giáo xứ Mỹ Yên, xã Nghi Phương) của chính những đối tượng gây hại.

Hơn nữa, thời điểm xảy ra vụ việc (ngày 22/5) các cấp chính quyền đã nhiều lần điện cho Giám mục Hợp đến phối hợp giải quyết. Khoảng 22 giờ cùng ngày, Giám mục Nguyễn Thái Hợp, linh mục Nguyễn Đoài –Phó Chánh văn phòng Toà Giám mục đã đến nơi xảy ra vụ việc và trực tiếp kiểm chứng được ai là người bị hại và ai là người gây hại?! Khi đó, Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã không kịp thời giải cứu, cấp cứu 3 cán bộ công an bị thương nặng ngay, mà lại cùng Hội đồng mục vụ Giáo họ Trại Gáo lập biên bản với nội dung vu khống lực lượng công an ngăn cản không cho giáo dân hành lễ (chỉ với 5 chiến sỹ công an có thể ngăn cản được hàng trăm giáo dân hành lễ? – PV). Linh mục Nguyễn Đoài đã đọc cho chức việc viết biên bản có nội dung xuyên tạc, các cán bộ công an đã không ký vào biên bản có nội dung bịa đặt này. Khi các cán bộ công an không chịu ký vào biên bản, Giám mục Nguyễn Thái Hợp uy hiếp: “Sau 10 phút, các anh không ký tôi về, mọi chuyện giáo dân tự giải quyết”.

Trước khi diễn ra cuộc gây rối và hỗn loạn tại xã Nghi Phương vào ngày 3 và 4 tháng 9 vừa qua, tại buổi làm việc với Đại diện Công an tỉnh ngày 30/8, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói: Sự việc xảy ra ngày 22/5 ở Trại Gáo là sự việc đáng tiếc và để mọi việc tốt đẹp, đề nghị Công an tỉnh và cơ quan chức năng cho 2 đối tượng được về với gia đình. Đại tá Nguyễn Hữu Cầu – Phó Giám đốc Công an tỉnh, thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Nghệ An khẳng định: Vụ việc xảy ra ở Trại Gáo (Nghi Phương, Nghi Lộc) là vi phạm pháp luật và công an bắt các bị can đúng theo quy định của luật pháp, nếu Tòa Giám mục bảo lãnh cho các bị can thì công an sẽ cho tại ngoại, lúc nào cơ quan chức năng triệu tập thì phải chấp hành nghiêm túc. Nhưng, Giám mục Nguyễn Thái Hợp và Toà Giám mục Giáo phận Vinh lại “đòi” điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc ngày 22/5/2013; cho rằng công an bắt người theo kiểu xã hội đen; công an bắt sai người, bắt một người thông báo một người; đòi thả người vô điều kiện.

Mãi đến gần 0 giờ ngày 23/5/2013, để bảo vệ an toàn tính mạng cho mình, các cán bộ công an buộc phải ký vào biên bản. Lúc ấy, Giám mục Hợp mới gọi ô tô của giáo dân trong xã Nghi Phương chở 3 đồng chí bị giữ trái pháp luật tại nhà văn hoá xóm 13 về trụ sở Công an huyện Nghi Lộc. Khi đó, những người bị thương nặng mới được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Việc Giám mục Hợp có mặt tại nơi xảy ra sự việc để phối hợp giải quyết vấn đề theo đề nghị của các cấp chính quyền là điều đáng hoan nghênh. Nhưng lẽ ra với vai trò là “người chủ chăn”, thấy sự việc sai trái của các giáo dân, Giám mục Hợp phải đứng ra khuyên bảo giáo dân và cứu người bị hại thì ông lại ra điều kiện với những người đang bị khống chế, hơn thế còn đang bị thương, bị đe doạ về tính mạng phải thừa nhận một sự việc bịa đặt là việc làm trái với lương tâm, đạo đức của một người bình thường.

Ngày 25/5/2013, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc nói trên, ngày 3/6/2013 đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Ngô Văn Khởi sinh năm 1960, trú tại xóm 14 xã Nghi Phương và Nguyễn Văn Hải sinh năm 1970, trú tại xóm 12 xã Nghi Phương về tội gây rối trật tự công cộng, quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự. Đến ngày 27/6/2013, đã thi hành lệnh bắt tạm giam bị can Ngô Văn Khởi và bị can Nguyễn Văn Hải để phục vụ điều tra theo quy định của pháp luật. Sau khi bắt các bị can, đồng chí Vũ Chiến Thắng-Phó Giám đốc Công an tỉnh đã điện thoại thông báo cho Giám mục Hợp và khẳng định là công an đã tiến hành bắt các bị can đúng pháp luật. Giám mục Hợp nói lại rằng: Các anh bắt không được đàng hoàng lắm.

(Trong khi đó, Cơ quan cảnh sát điều tra đã tiến hành bắt các bị can Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi theo đúng quy định của Điều 80 Bộ luật Tố tụng Hình sự, đó là: Lệnh bắt có ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu; Người thi hành lệnh đã đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và lập biên bản về việc bắt; Khi tiến hành bắt người tại nơi khác đã có sự chứng kiến của đại diện chính quyền nơi tiến hành bắt người… Việc một số chiến sỹ mặc thường phục tại thời điểm bắt người là để hỗ trợ các chiến sỹ mặc đồng phục – điều này cũng được quy định và đúng theo nghiệp vụ của cơ quan công an).

Còn chuyện ông Hợp nói công an bắt sai người, bắt một người thông báo một người là không đúng, bởi ở xã Nghi Phương có 2 người có tên là Ngô Văn Khởi, một người sinh năm 1963 ở xóm 13 và người bị bắt là Ngô Văn Khởi sinh năm 1960 ở xóm 14. Khi bắt đối tượng Ngô Văn Khởi sinh năm 1960 ở xóm 14 trên lệnh bắt đã ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán đầy đủ. Tại cơ quan điều tra đối tượng Ngô Văn Khởi đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình nên không thể nói công an bắt sai người. Còn việc nói bắt một người, thông báo một người, cơ quan công an cũng thừa nhận có sơ suất trong khi viết địa chỉ lên phong bì gửi về xã, nhưng khi phát hiện sơ suất đã thu hồi và sửa chữa ngay, chứ chưa đưa đến nơi ghi trên phong bì. Hiện gia đình và giáo hội cũng không có văn bản mà họ nói là công an làm sai, bởi văn bản này đã được thu hồi và sửa ngay sau khi phát hiện.

Tại cuộc làm việc với đại diện Công an tỉnh, Giám mục Hợp đề nghị “cho 2 đối tượng về với gia đình” cũng là một cách nói không rõ ràng, dễ tráo trở, vì dùng thuật ngữ “cho về” khác với việc “bảo lãnh” và cho “tại ngoại”. Đòi hỏi này là trái với quy định của pháp luật. Sau khi đưa ra những yêu cầu vô lý, có tính bao che cho những sai phạm của các bị can trong vụ gây rối ngày 22/5, Giám mục Hợp đã nói: Tôi đã làm hết trách nhiệm, nếu các ông không thả người, tôi sẽ để cho dân thực hiện theo quyền của họ!

Hay chỉ phó mặc?

Thời gian qua, nhiều giáo dân đã viết đơn gửi nhiều nơi, cho rằng công an bắt người theo kiểu xã hội đen và yêu cầu thả người… (hầu hết những nội dung trong đơn của các giáo dân đều giống như những đòi hỏi mà Giám mục Hợp từng đưa ra-pv). Ngày 11/7/2013, ban hành giáo xứ và ban hành giáo họ (Nghi Phương, Nghi Lộc) gồm 15 người đến gặp thường trực UBND xã làm việc với nội dung thanh minh sự việc xảy ra ngày 22/5 là không có việc bắt giữ, đánh đập, mà là họ đã “bảo vệ” các chiến sỹ công an! (tuy nhiên không nói rõ là bảo vệ bởi sự nguy hiểm nào?!). Và đề nghị các cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc. Ngày 13/7/2013, tại Nhà thờ Giáo xứ Mỹ Yên và Nhà thờ Giáo họ Thanh Sơn đã treo băng rôn nội dung “Giáo xứ Mỹ Yên kịch liệt phản đối hành động bắt người trái phép của chính quyền huyện Nghi Lộc và tỉnh Nghệ An”…

Và sự việc càng ngày càng phức tạp hơn sau khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp có chuyến công du từ nước ngoài về vào ngày 26 tháng 8 vừa qua.

Trong khi Bộ Công an không hề có sự hứa hẹn nào về việc thả 2 bị can trong vụ việc ngày 22/5 thì Giám mục Hợp lại nói với các giáo dân rằng, ông đã trao đổi với đại diện Bộ Công an và họ đã hứa sẽ thả người, nhưng Công an và chính quyền tỉnh Nghệ An chưa đồng ý. Giám mục Hợp cũng “hứa hẹn” với các giáo dân: Các con cứ đợi đến ngày 4/9, Cha sẽ làm hết trách nhiệm của mình, nếu cha không làm được (đòi thả người vô điều kiện-pv) thì các con muốn làm gì thì làm. Chính những lời nói kích động này của ông Nguyễn Thái Hợp đã trở thành chất xúc tác tạo nên các vụ gây rối gần đây của một số giáo dân quá khích ở Nghi Phương (Nghi Lộc), mà đỉnh điểm là việc kéo đông người lên trụ sở UBND xã gây rối, lăng mạ cán bộ xã vào ngày 30/8; bao vây trụ sở UBND xã và giữ người trái pháp luật ngày 3/9 và vụ hỗn loạn khiến nhiều người bị thương ngày 4/9 vừa qua!

Trong các ngày 3/9 và 4/9, lãnh đạo tỉnh đã có công văn mời Giám mục Nguyễn Thái Hợp đến UBND tỉnh tham dự cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh để phối hợp giải quyết sự việc xảy ra ở xã Nghi Phương (Nghi Lộc) và cử người trực tiếp đưa đến tận Toà giám mục, nhưng Giám mục Hợp vẫn từ chối không hợp tác mà để mặc giáo dân “muốn làm gì thì làm”!

Cần phải nói thêm rằng, trong suốt thời gian diễn ra cuộc hỗn loạn, Giám mục Nguyễn Thái Hợp không hợp tác với chính quyền và để mặc cho Tân giám mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên vừa mới được bổ nhiệm trước đó vài giờ, ủy quyền cho linh mục Phê rô Nguyễn Xuân Quý, quản xứ Xuân Mỹ ra trao đổi với các cấp chính quyền và khuyên nhủ số bà con giáo dân quá khích ra về.

Với vai trò là Giám mục Giáo phận Vinh và là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hoà bình Hội đồng Giám mục Việt Nam, liệu những việc làm trên đây của ông Nguyễn Thái Hợp đã đúng với trọng trách mà giáo hội giao phó cho ông và bộ y phục ông đang “khoác” lên mình?!

Dư luận không khỏi đặt câu hỏi: Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã thực sự làm tròn trách nhiệm, bổn phận “người chủ chăn” đối với giáo phận và phục vụ quê hương Nghệ An như những lời ông đã nói trong bài phát biểu ngày về với Giáo phận Vinh? Đồng thời, những gì ông đã và đang thể hiện liệu có xứng đáng với vai trò Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam? Có đúng như châm ngôn mục vụ “sự thật” và “tình yêu” mà ông đã trả lời phỏng vấn trên Trang thông tin điện tử Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 28/06/2010 khi vừa mới được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Vinh!”

Suốt những năm tháng dài xa quê, mặc dù thể xác phải ở xa quê hương, nhưng tâm hồn tôi vẫn canh cánh nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn. Như ai đó đã đã diễn tả rất đúng tâm trạng của người tha hương mà chính tôi đã cảm nghiệm.” Qua những chuỗi sự việc nói trên, liệu chúng ta cũng nên đặt câu hỏi rằng: trên cương vị đứng đầu Giáo phận được 03 năm Giám mục Hợp đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm những điều ông hứa, ông có xứng đáng với cương vị ,người chủ chăn tối cao của cộng đồng dân chúa địa phận Vinh. Liệu sự tôn trọng, kính mến của giáo dân có được đền đáp xứng đáng và hơn hết chính bản thân Giám mục Hợp đang làm xấu đi hình ảnh những chức sắc Công giáo kính chúa yêu nước từ những năm đầu tin mừng Thiên chúa được gieo rắc và hoài thai nơi mảnh đất khó khăn mà giàu nghĩa tình này./.

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây