Đúng vào ngày đầu tiên Nghị định 72/2013 có hiệu lực (1/9/2013), trang Bauxite đã đăng một thông báo ngắn:
“Trang mạng Bauxite Việt Nam được thành lập từ tháng 4-2009, do ba người khởi xướng là GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo dục Phạm Toàn và GSTS Nguyễn Thế Hùng, và do GS Nguyễn Huệ Chi trực tiếp điều hành, tính đến nay đã hoạt động được 4 năm 4 tháng… Sau hơn 4 năm góp phần mình dẻo dai không mệt mỏi, GS Nguyễn Huệ Chi nay cần dành thì giờ hoàn thiện một số công trình chuyên môn về văn học Lý – Trần còn dang dở. Vì thế, nhóm sáng lập đã mời GS Phạm Xuân Yêm, một trí thức có uy tín hiện sống tại Pháp, lâu nay vẫn yểm trợ trang Bauxite Việt Nam, đứng ra đảm nhiệm việc quản trị trang Bauxite Việt Nam thay cho GS Nguyễn Huệ Chi một thời gian. Tất nhiên, GS Nguyễn Huệ Chi vẫn là người giúp đỡ đắc lực cho ông trong các vấn đề chuyên môn và việc thực hiện sát đúng cương lĩnh của trang.
Bauxite Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự cộng tác ngày càng tăng của các cộng tác viên cũ và mới, sự ủng hộ và chia sẻ ngày càng rộng rãi của bạn đọc trong ngoài nước.
Vậy xin kính báo để toàn thể bạn đọc trong ngoài đều biết”.
Thoạt tiên, giới blogger và đọc giả vẫn nghĩ rằng sau một thời gian vất vả mà chẳng làm nên cơm cháo gì, do đã già nua, mệt mỏi và bận rộn nên “các cụ” thoái lui để nhường chỗ cho lớp trẻ. Chẳng gì thì giới có chữ nghĩa làm dân chủ ở Việt Nam vẫn còn những gương mặt xông xáo như Nguyễn Quang A, Hoàng Xuân Phú, Phạm Chí Dũng… Nhưng không phải, “các cụ” nhượng lại “cổ phần” chi phối cho một cụ khác ở ngoại quốc, cụ GS Phạm Xuân Yêm ở tận bên Pháp. Cụ Yêm năm nay cũng đã ngoại 80, nguyên là một giáo sư vật lí có tiếng tăm ở Đại học Pa Ri VI. Cụ là người tâm huyết với nền giáo dục Việt Nam.
Một thời gian, người ta ngờ rằng nguồn tiền cấp cho hoạt động của Bauxite là từ Việt Tân chi nhánh Pháp, giới quản trị công khai trong nước chỉ là bồi bút thôi. Nhưng theo cụ Huệ Chi và nhà giáo Phạm Toàn trong buổi làm việc với CA Hà Nội (tháng 1/2010 được đài VOA đưa tin) thì cụ Phạm Toàn khai rằng Server được đặt ở Pháp, có một nhóm ở Pháp thuê và bố trí kĩ thuật viên riêng cho điều hành. Tất nhiên tiền thuê là của các bác hải ngoại, theo cách nói úp mở trong thông báo trên thì GS Phạm Xuân Yêm “lâu nay vẫn yểm trợ trang Bauxite”. Chuyện tiền nong với các cụ không thành vấn đề, chỉ dịch sách là thoải mái sống rồi.
Người đa nghi thì cho rằng đây là cuộc tháo chạy ra ngoại quốc để tránh đòn pháp luật của các cụ Bauxite. Vì rằng, điểm mặt lại những bài viêt trên Bauxite thì chủ yếu đưa những thông tin có tính kích động thù hận, bôi xấu, đả kích chế độ và một số cá nhân trong giới chóp bu Đảng, Nhà nước. Nếu như, ngay bây giờ đổi giọng, xuống màu vì Nghị định 72 và lời tuyên bố của ông Bộ trưởng TTTT rằng sẽ kiên quyết xử lí những trang sai phạm thì sợ đọc giả chê cười. Nhưng nếu cứ tiếp tục phương châm, nguyên tắc cũ thì sẽ bị pháp luật sờ gáy nên tốt nhất trong 36 chước thì chọn chước chuồn cho nó lành. Chuyển ra nước ngoài là một nước cờ cao tay, bởi vì còn lâu Việt Nam mới sờ được các nhà cung cấp dịch vụ ngoại quốc. Còn lâu Việt Nam mới xử lí được bằng pháp luật với những công dân nước ngoài vi phạm pháp luật nước mình, nhất là với những nước chưa có hiệp định tương trợ tư pháp. Hãy cứ xem như Dân Làm Báo ấy, tha hồ chửi bới, mạ lị.
Cái bài chuyển blog qua biện giới này là học mót được của tay Ba Sàm. Nguyễn Hữu Vinh là một tay được đào tạo từ lò an ninh nên cáo già lắm. Trước khi ngửi thấy mùi tanh của khóa số 8 Vinh đã công khai nói là đã bán bản quyền cho tụi ngoại quốc. Tiền thì đã được bộn mà lại vẫn có quyền điều hành, quản trị bí mật, ấy vậy nhưng vô can với luật pháp. Tuy vậy, chạy trời không khỏi nắng vì rằng Ba Sàm chủ yếu là đưa lại thông tin của các báo khác mà không có được sự đồng ý của họ. Vậy là có chuyện về bản quyền mà nước Mĩ chúa ghét hành vi ăn cắp bản quyền nên các nhà mạng cũng phải dè chừng.
Sau ngày Nghị định 72/2013 NĐ-CP ra đời giới blogger có những lo ngại do những hù dọa từ mấy trang như Bauxite, Quê Choa, Dân Làm Báo, Tễu, huỳnh Ngọc Chênh… cùng với dàn loa nước ngoài BBC, RFA, RFI, VOA rằng NĐ72 bóp mồm, bịt miệng tự do ngôn luận. Nhưng khi hiểu ra nó là một biện pháp đúng để bảo vệ quyền tác giả (trong đó có yêu cầu bức thiết của nước Mĩ) và chẳng ai cấm đoán viết blog, FB cả thì chẳng có lí do gì mà run rẫy. Thiết nghĩ giới blogger cũng không nên cực đoan cho rằng NĐ72 là bóp nghẹt tự do ngôn luận. Vì rằng có ai cấm chúng ta lập và viết Blog, FB đâu. Nước Nam nếu có một trăm, một triệu cái Blog cũng chẳng sao. Và nói gì trong đó là quyền của ta, có ai ngăn cấm. Chỉ có điều đừng đi quá giới hạn pháp luật và công ước quốc tế về nội dung là được. Đừng tự do biến Blog, FB thành tờ báo mạng vi phạm bản quyền là được.
Tôi cho rằng đất nước nào, chính thể nào cũng cần lắng nghe tiếng nói của nhân dân, nhất là những tiếng nói phản biện có lương tâm, trách nhiệm. Vậy nên, những trang viết tử tế vẫn có đất dụng võ.
Nguồn: Mõ làng