Trang chủ Mõ Làng Ngu ngơ kiến thức cơ bản hay là trò tháu cáy của...

Ngu ngơ kiến thức cơ bản hay là trò tháu cáy của luật sư Hải?

200
0

Ngu ngơ kiến thức cơ bản hay là trò tháu cáy của luật sư Hải?

Là một luật sư, trươc khi làm công việc chứng minh, hoặc nêu một vấn đề tranh luận thì phải bắt đầu từ khái niệm. Ở trong văn bản luật, trước khi đi vào từng điều luật cụ thể bao giờ cũng đều có điều luật giải thích từ ngữ. Vậy mà LS Hải bỏ qua điều này rồi dẫn người ta đi luôn vào nội dung làm sai lệch nhận thức ngay từ đầu. 

Trong “Bản ý kiến về thành lập và tham gia đảng phái dưới góc độ pháp luật Việt Nam hiện hành” của luật sư Trần Vũ Hải bị sai lêch nhận thức cơ bản do không xuất phát từ định nghĩa từ ngữ. Xoay quanh vấn đề có được hay không được lập đảng thì trước hết phải làm rõ và thống nhất Đảng chính trị và Hội là gì? Nó có chung khái niệm hay là khác nhau, nếu khác nhau thì cách giải quyết vấn đề khác nhau đấy. Toàn bộ ý kiến của LS đã bị lẫn lộn ngay từ đầu do đồng nhất hai khái niệm đảng chính trị với tổ chức xã hội (Hội, Hiệp hội). 

Theo từ điển phổ thông, Đảng chính trị là bộ phận có tổ chức của một giai cấp gồm những phần tử có ý thức giác ngộ cao nhất về thế giới quan của giai cấp mình, đứng ra lãnh đạo giai cấp ấy làm chính trị (Chính trị là quan hệ của giai cấp này đối với giai cấp khác trong cuộc đấu tranh nhằm giành vị trí thống trị và chính quyền). Hội là tổ chức của những người theo đuổi một mục đích chung nhất định, nhằm hình thành ý chí tập thể và để bảo vệ những lợi ích chung đó. Vậy là đã có sự khác nhau cơ bản rồi, đúng không LS. Để LS hiểu rõ hơn thì nên bắt đầu từ những phân biệt sau:

Một là, Cơ sở hình thành tổ chức, với đảng chính trị là thế giới quan, gắn với nó là lợi ích chính trị của một giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định; với tổ chức xã hội là lợi ích, chủ yếu là lợi ích nghề nghiệp. Như thế, đảng chính trị mang tính giai cấp, là đảng của giai cấp, trong khi tổ chức xã hội mang tính xã hội, của xã hội.

Biểu hiện tập trung của thế giới quan của đảng chính trị là ở hệ tư tưởng và chủ thuyết cầm quyền, thể hiện ra ở cương lĩnh chính trị của đảng, ở quan điểm của đảng về các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế, về quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc và các vấn đề quốc tế khác, nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc mà đảng chính trị có tham vọng đại diện. 

Trong khi đó, sự hình thành tổ chức xã hội chỉ là sự tập hợp, liên kết các thành viên trên cơ sở những lợi ích tinh thần, vật chất nhất định, cùng chia sẻ và bảo vệ những lợi ích ấy. Đương nhiên, các đảng chính trị cũng có lợi ích, nhưng đó không phải là lợi ích nghề nghiệp, mà là lợi ích chính trị, lợi ích quyền lực, không gắn với ngành nghề mà gắn với vị trí, địa vị của giai cấp, tầng lớp xã hội mà đảng đại diện. 

Hai là, Về mục đích thành lập và tính chất hoạt động của tổ chức. Đối với đảng chính trị, đó chính là mục đích tranh giành quyền lực nhà nước, nhằm chia sẻ hoặc nắm giữ toàn bộ quyền lực nhà nước. Đây cũng là lý do chính trị sâu xa mà ở các nước có hệ thống đa đảng, mô hình phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước được áp dụng phổ biến để tạo ra cơ hội chia đều cho các đảng trong cuộc tranh giành quyền lực. 

Trong khi đó, mục đích hình thành tổ chức xã hội là để hình thành ý chí tập thể, trên cơ sở những lợi ích chung của các thành viên, nhằm chia sẻ, bảo vệ, phối hợp các hoạt động cho lợi ích chung ấy, và chống lại có hiệu quả các tác động có tính xâm phạm từ phía Nhà nước, cá nhân và các tổ chức xã hội khác. 

Ba là, Về tính chặt chẽ và ổn định của tổ chức. Dù là đảng chính trị, ngay cả đảng chính trị cầm quyền hay tổ chức xã hội thì việc tổ chức, từ thành lập, xây dựng cương lĩnh, điều lệ và toàn bộ hoạt động của nó đều phải theo những nguyên tắc nhất định và đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, đối với đảng chính trị, việc kết nạp đảng viên, thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ, đến việc quản lý, kiểm tra, đánh giá, kỷ luật đảng viên… đều hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt. 

Trong khi đó, đối với các tổ chức xã hội, những yếu tố trên mềm dẻo, linh hoạt hơn. Đảng chính trị hay tổ chức xã hội – theo pháp luật các nước, trong đó có pháp luật Việt Nam – đều là các pháp nhân dân sự, song ngay cả điều này giữa đảng chính trị và tổ chức xã hội cũng có sự khác nhau. Người đứng đầu tổ chức xã hội chỉ có tư cách thay mặt tổ chức (pháp nhân) để thực hiện các quyền và nghĩa vụ ấy, mà pháp luật quy định cho tổ chức, trong khi với đảng chính trị, người đứng đầu không chỉ thay mặt đảng thực hiện quyền và nghĩa vụ, mà còn đại diện, thay mặt cho cả một giai cấp, tầng lớp xã hội, vì lợi ích của giai cấp, tầng lớp xã hội này. 

Tổ chức xã hội có thể được thành lập, giải thể dễ dàng, bởi nó phụ thuộc vào những lợi ích nghề nghiệp, sở thích… do đó, phụ thuộc vào những rủi ro nghề nghiệp, vào tiến bộ của khoa học công nghệ, vào trạng thái tâm lý xã hội… Trong khi đó, đảng chính trị lại hết sức ổn định về tổ chức, thể hiện tính vững bền và tính đúng đắn của cương lĩnh chính trị của đảng, ở sự kiên định của đội ngũ đảng viên của đảng, ở sự hiện diện với tính cách là một lực lượng của các giai cấp và tầng lớp xã hội mà đảng chính trị đại diện.

Vậy mà ở mục 3 LS nói “Về nguyên tắc đảng là một loại hội chính trị. Thành lập và tham gia một chính đảng là thực hiện quyền về lập hội, hội họp”. Rồi LS dẫn ra các điều luật điều chỉnh về hội để áp dụng cho đảng là sai toét rồi. Trong câu chuyện này, không biết đây là dấu hiệu thiếu hụt nhận thức thực sự hay là trò tháu cáy của LS định đánh lận con đen vì mục đích đen.

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây