Trang chủ Mõ Làng Có chăng chuyện đói ăn vụng, túng làm liều?

Có chăng chuyện đói ăn vụng, túng làm liều?

186
0

Có lửa ắt sẽ có khói. Mấy ngày hôm nay sau màn khơi mào có vẻ ngoạn mục từ một bài viết mang tên “SUY-NGHĨ-TRONG-NHỮNG-NGÀY-NẰM-BỆNH” của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM đã gây được không ít sự chú ý của những người quan tâm, là chủ đề nóng được bàn luận trên các trang mạng. Người thì khen cho ông Đằng là người can đảm, dám nói lên những suy nghĩ của mình một khi thời thế đã đổi thay và bản thân ông không thể chấp nhận được. Người thì cho ông là một kẻ phản bội và không trung thành, không đi hết con đường mà cuộc đời ông đã phấn đấu và dựng xây; một đảng viên lão thành và từng có nhiều cống hiến như ông còn thế thì những đảng viên trẻ, chưa qua thử thách sẽ phải đối diện như thế nào với hình ảnh một đảng viên lão thành đang từng ngày, từng giờ phủ định quá khứ cũng như trang sử vẻ vang mà hàng chục triệu đảng viên qua các thế hệ đã vun đắp dựng xây…có người mạnh dạn hơn cho ông Đằng là một nạn nhân dưới một chế độ kiểu ông không hợp GU lãnh đạo nên tất yếu chịu những thiệt thòi và sinh ra tự ti, tự ái và có những hành động vượt quá giới hạn cho phép của một đảng viên, một lão thành cách mạng…Cuộc bàn luận cứ thế tiếp diễn như chưa bao giờ dừng…Trong khi những ẩn số chưa được lí giải, ông Đằng chưa thực sự ngả ngũ là kẻ đúng hay sai thì hệ quả tất yếu của những cuộc bàn luận về Ông Đằng lại nảy sinh thêm một cuộc chiến mới, cuộc chiến giữa những cơ quan báo chí khai thác, bình luận chủ đề về ông Đằng….Tiêu biểu hơn cả là cuộc cãi vã tranh luận của những nhà “Rân chủ” với các nội dung được Báo Quân đội nhân dân bàn luận. 

Có chăng chuyện đói ăn vụng, túng làm liều?

Ai cũng biết, ngoài báo Nhân dân thì Báo Quân đội nhân dân là cơ quan ngôn luận mang tính chính thức của Đảng, nhà nước và lực lượng Quân đội nhân dân anh hùng. Trong một giai đoạn khi mà những trận chiến bằng súng đạn đang dần lui vào dĩ vãng và đang bị dần lãng quên thì trận chiến trên mặt trận văn hóa tư tưởng do chính những nhà báo chiến sỹ đảm nhiệm. Thay vì cầm những cây súng thì họ lại dùng ngòi bút như một thứ vũ khí lợi hại để đè bẹp ý chí cũng như những toan tính xấu của những kẻ muốn thực hiện cuộc tráo ngôi bằng thứ quyền lực mềm. Sau khi bài viết của ông Lê Hiếu Đằng được đăng tải trên các phương tiện “truyền thông”, các trang mạng xã hội thì với những nội dung đi ngược lại với đườn lối, chủ trương, đi ngược với lí tưởng của cả nhân dân, dân tộc đang theo đuổi thì với trách nhiệm và nhiệm vụ chuyên môn của mình những nhà báo quân đội tiến hành phản pháo là chuyện hết sức bình thường và không riêng gì trường hợp ông Đằng họ mới làm thế mà đó thực sự là nhiệm vụ tất yếu, bình thường. Cho nên những bài viết như: “Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh”, đăng trên qdnd.vn ngày 18/08/2013 của tác giả Trọng Đức, chưa hết tiếp ngày 20/08/2013, phục vụ công tác tuyên truyền giúp cho nhân dân, Cán bộ chiên sỹ trong Quân đội hiểu được những bản chất lệch lạc của bài viết cũng như bản chất con người ông Lê Hiếu Đằng qdnd.vn lại tiếp tục đăng bài: “Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch”, với lời dẫn: “Dư luận phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng”…Như một phản ứng dây chuyền những cây bút trên các diễn đàn uy tín: BVN, basamnews, bolapquechoa, xuandienhannom…lại một lần nữa “dậy sóng”…Trong khi Báo quân đội nhân dân – chủ nhân lần bàn cãi lần này chưa hề có một phản biện hay lên tiếng chính thức thì những người bên kia chiến tuyến lại tự cho mình những nhận định, đánh giá và cũng tự cho mình cái quyền được bình luận những nội dung mà cơ quan báo chí này đã đăng tải. 

Tôi xin đơn cử bài viết mang tên: BÁO QĐND “ĐÓI ĂN VỤNG, TÚNG LÀM LIỀU” ? của tác giả Thanh Tùng. Trong bài viết này tôi xin lí giải những thứ mà tác giả bài viết cho rằng báo Quân đội nhân dân “đói ăn vụng, túng làm liều”.

Ở lí do thứ nhất, tác giả cho rằng: “….tội của Báo QĐND là: vi phạm Điều 2. Luật Báo chí qui định về việc Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình…”. Lẽ ra, trước khi đăng bài viết “phê phán” của tác giả Trọng Đức và phản hồi của “dư luận” (là 05 vị lên tiếng đều là đảng viên Đảng cộng sản Việt nam), thì Báo QĐND phải đăng hoặc dẫn nguồn bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” của ông Lê Hiếu Đằng để rộng đường dư luận. Có nghĩa là, Báo QĐND không chỉ vi phạm Điều 2. Luật Báo chí về Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, mà còn vi phạm nguyên tắc không trung thực, khách quan – những nguyên tắc đạo đức cốt lõi của nhà báo.”

Xin thưa với tác giả Thanh Tùng rằng, đúng là trong Luật báo chí có qui định về việc Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí, tuy nhiên Luật báo chí cũng quy định rằng, đối với những bài viết mang những nội dung xấu, nhạy cảm mà khi tuyên truyền sẽ gây dư luận không tốt, thậm chí là trái chiều thì cũng có thể xem xét không trích dẫn nguồn. Ở bài viết của ông Lê Hiếu Đằng dù đó là chính kiến của cá nhân nhưng chính những uy tín bản thân ông Đằng có được trong quá khứ cùng những nội d
ung khó mà chấp nhận thì việc đăng tải, dẫn nguồn sẽ làm cho những người vốn đã mang sẵn những thiện cảm từ trước với ông Đằng nhận thức sai bản chất vấn đề. Mặt khác, việc báo Quân đội nhân dân không phản ánh đầy đủ về yếu tố nhân thân của ông Đằng cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan. Đồng thời, những bài viết đăng trên báo Quân đội nhân dân không hướng đến phê phán con người ông mà chủ yếu là vạch trần những nội dung sai trái được phản ánh trong bài viết nên không có lí gì trong những bài viết đó họ lại phải phản ánh lí lịch một con người; có chăng họ chỉ phản ánh được một số nét mà họ thấy cần phải phác họa phục vụ việc hình dung những nội dung trong bài viết. Chưa hết, bản thân ông Đằng từng là một hình ảnh đẹp cho thế hệ trẻ trong những năm đất nước chia cắt hai miền Nam – Bắc, ông lại có những năm tháng cống hiến trên nhiều cương vị khác nhau nên việc không trích dẫn những dòng về lí lịch cũng là mục đích muốn thế hệ hôm nay không mất đi một hình tượng đẹp, để ông Đằng mãi là hình ảnh phấn đấu cho những lí tưởng thanh niên cao đẹp hôm nay.Cho nên cái mà Thanh Tùng cho là “chứa chất sự “mờ mờ, ảo ảo” về nhân thân, không đầy đủ thông tin và hình ảnh của nhân vật lên tiếng để thuyết phục người đọc” cũng là cách mà làm cho công tác tuyên truyền đạt những giá trị mới mà không phá hủy những giá trị mà họ đã dày công dựng xây.

Và điều này đúng như những dòng mà tác giả Thanh Tùng viết: “Nếu Báo QĐND đọc được những dòng trên đây rất có thể sẽ phản biện rằng: “chúng tôi tuân thủ Điều 7. Luật Báo chí qui định về Cung cấp thông tin cho báo chí, trong đó đoạn 3 của Điều 7 Luật Báo chí qui định: “Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên, cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng”. Chúng ta đang sống trong xã hội mà Pháp luật là thượng tôn, chi phối, điều chỉnh hành vi của các công dân nên việc tuân thủ pháp luật cần được xem xét là một yêu cầu mang tính tất yếu, toàn diện. Những người hoạt động báo chí đâu chỉ thực hiện những điều mà Điều 2 quy định mà quên đi họ còn có nghĩa vụ thực hiện điều 7- Luật Báo chí. Việc xây dựng hai điều luật mới nghe qua hình như hơi mâu thuẫn nhau ấy cũng là dụng ý ngăn chặn, đè bẹp những luận điệu kiểu vừa rồi của Thanh Tùng. Còn việc Thanh Tùng băn khoăn về việc mâu thuẫn giữa điều 7 Luật Báo chí và việc 05 Đảng viên lên tiếng thì chúng ta có thể thấy rằng, bản thân ông Đằng là Đang viên lão thành cách mạng thì khi ông Đằng nói và phát ngôn sai thì tất yếu những người lên tiếng phải là Đảng viên, không bất cứ ai có thể làm thay được điều này. Đó là câu chuyện tất yếu, không liên quan gì những dụng ý như Thanh Tùng nhận định: “Còn 05 người lên tiếng “phê phán” ông Lê Hiếu Đằng đều là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó có một “ông tướng”, họ đều nói lên “ý chí của Đảng”, nếu ai đụng đến họ cứ gọi là tù rũ xương, việc gì phải “giấu giấu, giếm giếm” về nhân thân của họ như vậy?” Hay nói cách khác, những gì thuộc về nội bộ thì phải để nội bộ tự giải quyết, không thể để phê phán một ông Đảng viên lại đưa một ông không phải là Đảng viên’; cách làm đó nhiều khi tạo ra những phản ứng ngược và rất khó lí giải.

Đến đây có thể khẳng định rằng, những trình tự cách làm của Báo Quân đội nhân dân là phù hợp với quy định hoạt động nghề báo được pháp luật Việt Nam quy định, vừa phù hợp với đạo đức nghề báo trong thực tiễn hiện nay và không có chuyện “Báo QĐND đang rơi vào tình cảnh “đói ăn vụng, túng làm liều?” như tác giả Thanh Tùng nói…./.

(Xin trở lại chủ để này với bài viết sau để làm rõ cái mà Thanh Tùng cho là “BÁO QĐND ĐÃ GIÁN TIẾP TỐ CÁO “CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM” CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN THỜI”).

Trân Trọng!

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây