Phương Uyên – 1 nữ sinh trẻ, đẹp với tương lai sáng ngời đã vì vài “lý do” mà tự biến mình thành con tốt thí trong bàn cờ chính trị của những kẻ bán nước gắn tên “dân chủ”.PHƯƠNG UYÊN LÀ AI ?
Tên đầy đủ của em là Nguyễn Phương Uyên, tính đến thời điểm bị bắt em 20 tuổi, quê Bình Thuận và đang sinh viên ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh. Phải công nhận một điều là em đẹp, em rất đẹp, nét đẹp của em căng tràn sức sống tuổi đôi mươi. Nhưng tiếc rằng ở cái tuổi đẹp nhất của đời người, thay vì dùi mài kinh sử như bao bạn bè đồng trang lứa thì em lại chôn vùi tuổi xuân và có lẽ là cả cuộc đời của mình dưới cụm từ “phản động”.
YÊU NƯỚC KIỂU PHƯƠNG UYÊN
Nước thì ai mà chả yêu, chỉ có điều mỗi người có một cách thể hiện, có thể giống nhau, cũng có thể khác nhau. Nhưng tựu trung lại yêu nước đều là mong muốn đất nước mình phát triển, giàu mạnh. Phương Uyên tự nhận mình yêu nước. Chả biết thật hay giả nhưng tạm thời ta cứ công nhận là em yêu nước. Chỉ có điều cái cách mà em yêu nước nó mới khác người làm sao.
Em nói em chỉ rải truyền đơn, ấy thế mà truyền đơn của em lại có dán thêm tiền mới lạ chứ, phải chăng em sợ nếu không có tiền người ta sẽ không thèm chú ý đến cái truyền đơn “yêu nước” của em. Em nói em chống Trung Quốc, thế sao em còn khuyến mại thêm cái món chống Đảng.
Em được ăn học đàng hoàng tử tế lẽ nào em không hiểu một đất nước không thể phát triển nếu không ổn định chính trị, có lẽ nào em mong muốn nước ta như Ai Cập hay Syria em mới vừa lòng. Em nói em bảo vệ biển đảo quê hương thế em mua thuốc nổ để làm gì? để đánh bom ai ? Em mua thuốc nổ mang ra liều chết với địch hay mua thuốc nổ cài vào chân tượng đài trong công viên nơi có nhiều người qua lại. Em còn bảo em cắt tay lấy máu viết “tâm thư”, nói thật Trung Quốc nó chả sợ cái “tâm thư” viết bằng máu con gì thì chỉ có trời biết, đất biết và em biết ấy đâu.
Thật lòng tôi cũng yêu nước lắm, nhưng có nghĩ nát óc tôi cũng không hiểu nổi cái kiểu yêu nước của em. Đi cổ vũ cho cái chế độ ngụy quyền làm hại nhân dân đã chết từ lâu mà dám nhận là “yêu nước” sao ? Có lẽ nào trong cái sự yêu nước của em nó vẫn phảng phất mùi của tiền nên em “yêu nước” kiểu ấy ?
PHẬN CON TỐT THÍ
Ở một mức độ nào đó, có thể nói Phương Uyên chỉ là một con cờ và người chơi cờ sẵn sàng vứt đi khi quân cờ ấy không còn giá trị lợi dụng. Trên thực tế giá trị quân cờ Phương Uyên tạm không còn hữu dụng trên bàn cờ nhưng ở ngoài bàn cờ thì vẫn còn giá trị lợi dụng thể hiện qua việc “Yêu Nước, Phạm Tội Gì?”.
So với những nhân vật tai to mặt nhớn như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Trương Duy Nhất hay Điếu Cày thì Uyên chỉ là một con tép không hơn không kém. Những kẻ đứng sau giật dậy em – những nhà dân chủ – Việt Tân, Hội anh em dân chủ cần cái tuổi đời non trẻ của em, cần cái mác sinh viên của em. Để ra trước tòa em dõng dạc tuyên bố mình là đại diện cho giới trẻ còn các nhà dân chủ thì lũ lượt kêu gào em là sinh viên yêu nước mà giấu nhẹm đi cái hành động “yêu tiền” hơn “yêu nước” của em.
Tòa án Long An phúc thẩm cho em hưởng án treo không phải vì sợ em hay sợ những luận điệu xuyên tạc của những kẻ đứng sau lưng em. Chẳng qua em chỉ là con tốt vô giá trị nên chính quyền chả thiết giữ em trong tù làm gì cho tốn cơm, tốn chỗ. Em đừng tưởng được các nhà “dân chủ” hô hào là “sinh viên yêu nước” thì to, thật ra chúng chỉ lợi dụng cái hình ảnh của em mà thôi.
Về cơ bản mà nói, nếu em bị bỏ tù,
người ta sẽ có cớ tôn em lên thành thánh, có khi lại tung tin em “tuyệt thực” để phục vụ mưu đồ chính trị ấy chứ. Còn khi em được án treo, em phải chịu sự giám sát chặt chẽ của địa phương, muốn đi đâu cũng khó, muốn nói gì cũng phải uốn lưỡi bảy lần. Dần dà, em sẽ mất giá trị lợi dụng, hình ảnh của em sẽ phai mờ như Hoàng Lan, Tiến Trung, Công Nhân, Quảng Độ, Công Định… mà thôi.
KẾT
Tuổi đời em còn trẻ, tương lai em còn dài, bản án pháp luật dành cho em quá nhẹ so với cái tội của em, những dù sao đó cũng là một cơ hội để em làm lại cuộc đời mình. Nếu em còn ngoan cố, thì thay vì thắp đèn cho tương lai, em lại đưa cuộc đời mình chìm sâu vào bóng tối.
Trên đầu em là cái án treo 3 năm kèm thêm 3 năm quản chế, dù rằng em không phải chịu án ngục tù sau song sắt nhưng cái án dư luận sẽ không bao giờ buông tha cho em. Các cụ ta vẫn có câu : Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Cái cụm từ “phản động” sẽ theo em suốt cuộc đời. Nhưng thôi, dù sao phiên tòa khép lại, bản án dành cho em cũng đã được định đoạt. Hãy nắm lấy cơ hội này mà làm lại cuộc đời vốn đã chẳng đẹp đẽ gì của mình.
Từ google.tienlang
Nguồn: Mõ làng