Đến hẹn lại lên, năm nào cũng vậy cứ đến dịp kỷ niệm ngày truyền thống của lực lượng Công an, Vinh (Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh) lại đăng đàn để nói về lực lượng Công an và ai cũng biết Vinh nói đẹp thì ít mà nói những điều xấu thì nhiều. Vinh xuất thân và khởi nghiệp với vai trò là một chiến sỹ Công an nhưng cái đáng buồn của Vinh là không dám đi trọn con đường mà chính anh đã từng chọn, từng cố gắng học hành để có cơ hội đứng vào hàng ngũ đó. Với những sự khó khăn về vật chất do chính cơ chế kinh tế mang lại Vinh đã sốt sắng, đã chủ động tìm cho mình một lối đi mà chính anh từng tâm sự là con đường để chính mình được sống đàng hoàng hơn.
Bẵng đi một thời gian dài khi bạn bè đồng nghiệp trước đây của Vinh đã quá quen và thoải mái khi vắng Vinh thì Vinh lại quay lại với một tư cách khác, với một cách thức khác. Vinh không đến để hàn huyên, ôn lại chuyện cũ mà Vinh đến để huấn từ, khuyên nhủ những người mà Vinh cho rằng họ đã sai khi đi trọn và trung thành tuyệt đối với ngành Công an. Đó cũng là nội dung bài phỏng vấn của Phóng viên Hữu Quả với nhan đề: “Công an nhân dân – chuyện kể ngày xưa và thực tế hôm nay“. Bài phỏng vấn là chuỗi những ý từ, những lí do mà Vinh dùng để thuyết phục những người mà anh từng chung một chiến tuyến. Cái khó xử nhất với những người mà ông hướng tới trong cuộc trò chuyện này chính bởi cái lí lẽ: “ở trong chăn mới biết chăn có rận” là một chuyện thường thấy. Vinh từng có mặt trong ngành Công an vậy nên những lí do của Vinh cũng có thể giành chút thời gian và biết đâu Vinh nói đúng thì sao. Những người bạn tôn trọng Vinh và chấp nhận sự khẩn cầu ấy. Song đáp lại sự kỳ vọng của những người bạn cũ năm xưa, Vinh lại thể hiện mình ở những tầng mức nhận thức có phần hạn hẹp và phiến diện.
Vinh thẳng thắn phê phán lực lượng Công an với những vấn nạn tiêu cực như việc CSGT ăn mãi lộ trên những cung đường, việc những chiến sỹ Cảnh sát trật tự sẵn sàng vứt những quang gánh của các bà, các mẹ bán hàng rong, những chú, những bác kiếm sống bằng nghề đạp xích lô trên những tuyến đường du lịch, có nhiều du khách nước ngoài. Không dừng lại ở đó, Vinh không xem xét ,những sự việc đó dưới chiều hướng là những hiện tượng đơn thuần mà không ngần ngại quy kết nó thành bản chất, thành những vấn đề đại cục quyết định sự tồn vong của lực lượng này. Vinh cũng không quên lí giải cho nó một cái nguyên nhân mà ai cũng biết: Cơ chế thị trường và những tác động của quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Trên thực tế Vinh là từng người trong cuộc và việc quan tâm những sự việc diễn ra hàng ngày đã phần nào cho Vinh có được những tư liệu sống phản ánh những vấn nạn tiêu cực còn tồn tại, ngự trị trong đời sống chiến đấu của lực lượng Công an. Nhưng cái đáng tiếc của Vinh là chỉ nhìn được một nửa. Anh chỉ nhăm nhăm nhìn và biện giải những cái thói xấu, những căn bệnh mà lực lượng Công an đang cố đẩy lùi và để trong sạch lực lượng qua các cuộc vận động sâu rộng trong và ngoài ngành. Nhãn quan phiến diện đã cho Vinh thấy được vấn đề một nửa. Vinh cũng không tài nào lý giải được tại sao lực lượng Công an vẫn đứng vững và vẫn được nhân dân ngợi ca, tôn vinh.Cuộc sống đầy đủ nơi thị thành với những tiện nghi, phương tiện đầy đủ và những phương cách kiếm tiền hoàn toàn dễ dàng đã khiến chính Vinh không có được cho mình môi trường, không gian để thay đổi những định kiến chôn sâu, bám chặt trong tâm hồn và con người Vinh. Vinh chưa bao giờ cất công lên những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới xa xôi – cái nơi mà khó khăn chồng chất khó khăn, gian khổ nối tiếp gian khổ. Nơi đây những chiến sỹ Công an vẫn kiên trì bám bản, bám buôn làng để làm những nhiệm vụ, công việc thầm lặng những cũng rất quan trọng. Chính những bước chân, mồ hôi và cả máu của họ đã làm cho cuộc sống buôn làng yên vui, thanh bình. Những con người này để hoàn thành nhiệm vụ của mình họ không chỉ vượt qua những khó khăn do thiên nhiên, địa hình…mang lại mà chính họ phải xa người thân, gia đình, chấp nhận những sự thiếu thốn tình cảm để trụ vững và hoàn thành nhiệm vụ. Đó là chúng ta còn chưa nói đến sự vất vả, hiểm nguy của những con người hàng ngày, hàng giờ đấu tranh với tội phạm ma túy, phòng ngừa cái chết trắng đến với người dân. Trong số họ không ít con người đã ngã xuống trong những trận quyết đấu mà những tên tội phạm ma túy cố tình gây nên.Họ ra đi khi đằng sau họ còn có gia đình là vợ, là con thơ…Sự hi sinh của họ đó sao Vinh không nhìn thấy…Những hiện trạng mà Vinh nói đó cũng chỉ đúng có một nửa bởi lâu nay với thói quen thường thấy chúng ta phê phán CSGT nhận tiền mãi lộ và qua đó quy chụp cho toàn bộ lực lượng Công an mà không thấy được rằng, nguyên nhân khiến họ hành động như vậy cũng xuất phát từ những con người cố tình phạm lỗi, không chấp hành và khi chịu những sự xử phạt từ chính những cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật thì chính họ lại cuống cuồng nghĩ ra trăm phương ngàn kế để hòng thoát khỏi sự xử phạt ấy. Và như vậy, trong một số tình huống nhất định, chính những người dân bất chấp pháp luật đã làm hư những con người thi hành công vụ. Còn về việc những chiến sỹ cảnh sát vứt những quang gánh hàng rong của các bà, các mẹ hay việc xua đuổi những con người kiếm sống bằng nghề đạp xích lô thì lại càng sai. Vinh không biết cái mà ai cũng biết, chính những bà, những mẹ với mục đích mưu sinh hàng ngày đã không ngần ngại chèo kéo khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài đã làm xấu đi hình ảnh những con người Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới, hay việc những bác tài xích lô chặt chém khách hành trên những chuyến hành trình ngắn ngủi….Tất cả những điều ấy trong khi cả xã hội đang lên án thì lực lượng Công an lại đang bền bỉ tiến hành đem lại những hình ảnh đẹp cho một Việt Nam thân thiện và hiếu khách.
Những mặt trái mà Vinh nói đó thì bất cứ ngành nghề nào cũng có và đó là chuyện mà chúng ta chấp nhận để sửa chữa, khắc phục. Không phải vì những hiện tượng nổi trội mà Vinh có cho mình những nhìn nhận đầy bất công với cái nôi mình sinh ra. Qua câu chuyện của Vinh, một lần nữa cái đạo lý: “Con không chê cha mẹ nghèo” bị chà đạp một cách phũ phàng./.
Nguồn: Mõ làng