Trang chủ Đối tượng Khi sự ấu trĩ lên ngôi

Khi sự ấu trĩ lên ngôi

224
0

Tôi không biết Nguyễn Đắc Kiên là ai, anh sinh ra ở đâu, được học hành như thế nào và ông thành lập cái Blog mang tên Ba Cừu từ khi nào. Tôi chỉ quan tâm anh viết gì trên cái Blog của chính mình bởi tư tưởng nhiều khi mới là yếu tố chính chi phối và định hướng giá trị con người. Chúng ta không còn sống trong giai đoạn mà lí lịch bản thân, gia đình trở thành gánh nặng của con đường hoạn lộ. Những người có tài năng thực sự thì có thể vươn lên bằng năng lực và chứng minh giá trị của mình qua công việc. Việc đánh giá một con người cụ thể trên phương diện tư tưởng cũng vậy. Chúng ta không thể dựa vào những dòng lí lịch trích ngang liên quan mà vội định tính, định lượng giá trị của người ta. Con người mà chúng ta đánh giá là hiện tại và bản thân anh ta chứ không phải những luồng thông tin xung quanh. Nói như vậy để biết rằng, con người Nguyễn Đắc Kiên bên ngoài và lí lịch gia đình, bản thân anh ta thì không ai quan tâm, không ai lấy đó làm căn cứ cũng như tư liệu để đánh giá một cá nhân cụ thể. Nhìn vào những bài viết của Kiên trên Blog của chính anh ta, điều mà cảm nhận được đó là anh ta quan tâm đến những chuyện chính trị và dĩ nhiên những câu chuyện chính trị là chủ để chính cho những bài viết của anh ta. Anh ta sôi nổi bàn về những giá trị, những hoạt động mang tính hiện sinh và có giá trị thời sự như chuyện sửa đổi Hiến pháp năm 1992, về bước đi, phát triển của xã hội hôm nay. Đặc biệt trong đó Kiên tập trung vào những chủ đề như cần hay không việc thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng; những hệ lụy của sự tồn tại của một Đảng duy nhất tại Việt Nam….

Khi sự ấu trĩ lên ngôiNhìn vào cách viết của Kiên tôi chắc chắn là Kiên không phải là Đảng viên. Nói ra điều này tôi không bênh vực và cổ súy cho việc là Đảng viên thì phải bảo vệ lấy Đảng dù cho Đảng đó có những sai phạm mà bởi ở Kiên có quá ít những hiểu biết về vai trò, sứ mệnh của Đảng Cộng sản trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Kiên cũng như bao kẻ có chút ít kiến thức về Đảng, vai trò, sứ mệnh của Đảng khác, họ chỉ nhận thức Đảng Cộng sản trên khía cạnh là một chính Đảng, tổ chức chính trị như bao chính Đảng và tổ chức chính trị khác trên thế giới. Tức là Kiên đang đồng nhất về khía cạnh bản chất của Chính đảng Cộng sản và các chính đảng (kể cả chính đảng tư sản) khác trên thế giới….

Trong bài viết: “Cái khốc hại của độc đảng”, Nguyễn Đắc Kiên, Kiên viết: “Khi tôi gửi những bài viết đầu tiên cho Ban biên tập Cùng Viết Hiến Pháp, tôi có nhắn gửi rằng, tôi hiểu việc ký tên vào bản Dự thảo Hiến pháp của nhóm 72 trí thức, cũng như việc tham gia trang Cùng Viết Hiến pháp, không đơn thuần chỉ là để có một bản Hiến pháp tốt, mà cái quan trọng hơn là để thức tỉnh người dân về quyền và trách nhiệm công dân của mình“. Tôi đồng ý với Kiên với câu nói này. Đất nước đang có những bước chuyển mình,việc cho ra đời một bản Hiến pháp mới để bổ sung, bổ khuyết cho những vấn đề đã trở nên bất cập và lỗi thời là cần thiết. Đồng thời, chúng ta còn phải hướng đến một điều là mọi người dân không phân biệt ngành nghề, tôn giáo, giới….hễ là người Việt Nam thì trước hết phải có trách nhiệm đóng góp ý kiến để xây dựng Hiến Pháp và sau đó là tiến hành đóng góp xây dựng đất nước Việt Nam…Trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay thì yếu tố tự thân và tự lực của mỗi một công dân lại càng đáng quý.

Và như Kiên nói: chuyện ý thức hết được ý thức công dân của mỗi người hay không xem ra không có gì nghiêm trọng nhưng nó không đến nỗi phải thốt lên rằng: “Nhưng ít người biết rằng, những sự tệ hại xấu xa nhất mà xã hội con người có thể tạo nên lại có thể xuất phát từ những “thường tình, nhỏ nhặt” đó”. Chúng ta đang cố gắng phấn đấu để hướng đến một xã hội phát triển cao, trong đó mỗi công dân đều biêt được mình cần làm gì cho xã hội, gia đình và bản thân…Nhưng không thể có một lúc được. Điều đó cần có thời gian và sự vận động dài hơi của xã hội.

Bàn về chuyện độc đảng hay đa đảng thì Kiên cũng có cho mình những ý kiến mà nhìn qua Kiên đang đấu tranh cho “mục tiêu phát huy phẩm giá, nhân cách con người, quyền làm chủ của nhân dân”. Theo Kiên thì chính chọn lựa hình thức để vận hành nhà nước mới là nhân tố quyết định sự tiến bộ, đi lên của phẩm giá và nhân cách con người công dân trong xã hội đó. Kiên phủ nhận ý kiến của Thiếu tướng Lê Văn Cương khi cho rằng việc phát triển hay hứng chịu những vấn nạn tham nhũng, suy thoái kinh tế thì đâu chỉ tồn tại ở các nước độc đảng mà quan trọng là “cách thiết kế bộ máy, cách kiểm soát để hạn chế tham nhũng, lũng đoạn”. Chúng ta đang ở trong giai đoạn mà mọi thứ không tốt đều đổ lỗi cho hình thức thay vì có một sự nhìn nhận cho cách thức làm. Nguyễn Đắc Kiên là một trường hợp như thế. Kiên chỉ nhìn nhận được môt Việt Nam như hiện nay, kinh tế thuộc vào hàng các quốc gia đang phát triển, nạn tham nhũng, lũng đoạn đang thịnh hành thì nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta chọn cơ chế độc đảng. Kiên không hiểu được khi thế giới dính vào khủng hoảng, đặc biệt là các nước phát triển Phương Tây thì chính nhà nước đã phải đưa bàn tay của mình vào cứu nguy cho nền kinh tế. Nếu cứ thả trôi nền kinh tế và cho nó vận hành theo cơ chế thị trường thì nguy cơ đổ bể của nền kinh tế đó là chuyện dễ thấy. Về nguyên tắc mà nói, chuyện để cho nền kinh tế khi dính vào khủng hoảng tự vận hành theo cơ chế thị trường hay được can thiệp từ bàn tay của nhà nước cho chúng ta thấy được bản chất của nhà nước. Nếu nó được tự do theo kiểu mà Phương Tây vấn hay cổ súy, kêu gọi thì họ phải thả trôi và để nền kinh tế đó sống chết theo quy luật thị trường. Khi đó nền kinh tế đó phản ánh bản chất thực sự của nền kinh tế tư bản và đa đảng. Nhưng khi sắp bước vào “dẫy chết” bàn tay của nhà nước vấn kịp xuất hiện để biến, hướng lái những sang một quỹ đạo khác, vậy thì chúng ta cũng nên xem lại những lời hô hào của những kẻ luôn cho rằng đa đảng là hay, đa đảng giải quyết được mọi thứ.

Còn về việc chọn mô hình đa đảng hay độc đảng trong quan hệ với việc ý thức quyền con người thì lại càng xa vời và kệch cỡm. Những thứ tự do và quyền con người theo kiểu Phương Tây xuất phát từ những giá trị mang tính phương Tây. Có chăng, Phương tây có bước phát triển trước và dĩ nhiên đi trước thì có được cho mình một số yếu tố vượt trội (Không phải là tất cả). Cũng chính vì vậy người dân cũng phần nào ý thức cao hơn những thứ quyền của mình. Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là VIệt Nam không có được những sự ý thức ấy của xã hội Phương Tây mà đôi khi nó còn biểu hiện ở những tầm cao hơn.
Đất nước Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử liên tục bị đè nén bởi những thế lực ngoại bang: 1000 năm Bắc thuộc, hứng chịu chế độ hà khắc hơn 80 năm của thực dân Pháp, 21 năm của Đế quốc Mỹ…Trong những khoảng thời gian đó, với dã tâm cướp nước và đồng hóa dân tộc ta thì những thế lực không ngừng khẳng định sự có mặt của mình và quyết tâm triệt tiêu đi ý thức đấu tranh, ý thức vươn lên tự giải phóng mình. Chính sức sống tiềm tàng của dân tộc đã đưa dân tộc vượt qua những thác gềnh, khổ ải để giành được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay. Điều đó nói lên được sức sống và những ý thức công dân chưa bao giờ mất và mai một đi.

Trong bối cảnh hiện nay, trước những hoạt động cần sự đóng góp trí tuệ tập thể của những người dân như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp…thì Quốc hội đã thông qua việc lấy ý kiến nhân dân một cách rộng rãi và gia hạn đến ngày 30/09. Người dân cũng ý thức được trách nhiệm của mình nên cũng hăng hái tham gia một cách tích cực. Nhiều ban ngành, đoàn thể khối dân cư đã tiến hành góp ý kiến bằng văn bản và trình lên các cơ quan có thẩm quyền….Nhìn vào đó chúng ta sẽ thấy được phần nào tính nhân văn trong các hoạt động của nhà nước vận hành theo chế độ độc đảng. Ở đó quyền lợi, địa vị con người không những được tôn trọng thực thi mà nhà nước và những cơ quan có chức năng luôn cố gắng tạo điều kiện để hoàn thành và đảm bảo có hiệu lực trên thực tế./.

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây