Trang chủ Đối tượng Đồng sàng dị mộng

Đồng sàng dị mộng

191
0

Trong vở kịch mà Vũ là diễn viên chính này, Nguyễn Đình Dặm là một diễn viên phụ bất đắc chí bởi anh diễn mà không hiểu nổi kịch bản viết gì? Khi vở kịch “Tuyệt thực” kết thúc cũng là cái lúc anh nhận ra mình bị những tay diễn viên sừng sỏi trong nghề lợi dụng.

****

Nguyễn Đình Dặm– cái tên của một phạm nhân chắc hẳn sẽ không ai biết đến nếu anh ta không ở cùng buồng giam với Vũ. Vũ đã cho anh ta cái danh tiếng của một kẻ đã bao năm sống lặng lẽ, âm thầm trong bốn bức tường hưu quạnh ở trại giam số 5 đóng chân trên đất Thanh Hóa. Về lai lịch thì đến nay không ai biết Dặm phạm về tội gì, hình phạt giành cho hắn là bao nhiêu năm chỉ biết Dặm là người xuất hiện trong cái gọi là “Thư cảm ơn của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ”. Trong thư, Dặm là nhân chứng để chứng thực hành động tuyệt thực của Vũ, Dặm nói: “Tôi lấy tính mạng của vợ tôi, của các con tôi và của các cháu tôi ra thề rằng anh Cù Huy Hà Vũ đã không ăn bất cứ miếng nào, không dùng bất kỳ chất dinh dưỡng, chất đạm và thuốc bổ nào ngoài thuốc điều trị bệnh tim và cao huyết áp trong cuộc tuyệt thực hiện nay của anh Cù Huy Hà Vũ. Ngoài ra, nếu tôi nói dối, tôi sẵn sàng chấp nhận bản án 7 năm tù mà tôi đang chấp hành tăng gấp đôi“. Ai cũng biết rằng, Cù Huy Hà Vũ là một người hiểu luật, mà nếu Vũ có mù mờ về điều này thì đã có ả vợ của hắn – Nguyễn Thị Dương Hà cho nên không có gì là lạ nếu Vũ sắp đặt một cách công phu cho một người nói về mình với những câu chữ đã được phím trước. Vì như thế sẽ khách quan hơn, dễ bịp người khác hơn.

Đồng sàng dị mộng

Trong cái khung trời nhỏ hẹp trong cái buồng giam tại trại giam số 5 ấy, những thân phận bèo bọt, những cuộc đời chỉ biết nương tựa vào nhau để sống và chờ cái ngày đoàn tụ cùng gia đình. Việc Dặm đồng ý giúp Vũ với vai trò của một người chứng minh Vũ đã tuyệt thực cũng là một chuyện rất bình thường vì hơn hết Dặm cũng là một con người với tình thương yêu đồng loại; Dặm giúp vì nghĩ đơn giản rằng, nếu làm vậy biết đâu người anh giúp cũng sẽ được ra tù sớm và như vậy hạnh phúc của cả hai người có trọn vẹn hơn không? Anh ta đã làm theo lương tri mách bảo mà không chút nghi ngờ dã tâm đen tối của con người như Vũ. Vũ đã lợi dụng chính sự nhẹ dạ cả tin của một con người đã trở về sống với đầy đủ hai tiếng con người. Vũ không rơi vào hoàn cảnh như anh, không muốn được ra tù sớm để trở về gia đình bởi Vũ đâu còn gia đình đúng nghĩa mà về. Cái gia đình ấy đã bị Vũ làm cho tan nát và lí tán từ lâu rồi. Cái mà Vũ cần và sợ rằng, nếu mình không làm vậy thì những người bên ngoài sẽ quên Vũ mất. Vũ sợ sự lãng quên từ bên ngoài nên thôi thúc mình phải làm một cái gì đó đánh dấu mình vẫn tồn tại và nhất là nhiệt huyết, tinh thần “đấu tranh” vẫn con nguyên. Vũ cần những tiếng nói động viên như ngày nào như hồi mới vào trại. Dặm đã không hiểu được Vũ như khoảng cách chính anh và Vũ. Anh có gia đình, có người thương, người nhớ và có mong ước ngày trở về đoàn tụ, sum vậy và hơn hết anh không có được cái lí tưởng cao đẹp như Vũ khi biết sống và đấu tranh vì “thắng lợi của Công lý”. Cái khoảng cách vô hình đó biến Vũ và Dặm là hai kẻ “đồng sàng dị mộng” theo cả hai nghĩa.

Trong vở kịch mà Vũ là diễn viên chính này, Nguyễn Đình Dặm là một diễn viên phụ bất đắc chí bởi anh diễn mà không hiểu nổi kịch bản viết gì? Khi vở kịch “Tuyệt thực” kết thúc cũng là cái lúc anh nhận ra mình bị những tay diễn viên sừng sỏi trong nghề lợi dụng./.

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây