Nghe thiên hạ đồn thổi về Linh già, tôi tò mò đọc các bài viết của thị. Bất ngờ và thất vọng. Qua những gì thị viết ra, chẳng ai ngờ được thị lại là một con người xuất thân từ một gia đình có truyền thống cách mạng, bố đẻ của thị từng giữ chức vụ cao trong ngành Công an, bản thân thị cũng được Nhà nước đào tạo cơ bản tại những “lò luyện” có danh tiếng như Đại học An ninh, Phân viện Puskin cả về nhận thức, bản lĩnh chính trị, cả về năng lực chuyên môn nghề Công an và nghề viết văn.
Linh già thời chưa già và biến chất
Với một chút máu văn nghệ sĩ cha truyền, thị rời bỏ ngành Công an, chuyển sang làm tại Đài Truyền hình Việt Nam. Thị cũng đã từng có chỗ đứng nhất định trong làng Văn nghệ với Giải Nhất cho tác phẩm đầu tay là truyện ngắn “Mặt trời bé con của tôi”, đồng thời biên kịch, biên tập, nhiều phim truyện để lại ấn tượng đẹp như: “Mùa lá rụng”, “Những ngọn nến trong đêm”, “Đường đời”…, đặc biệt là bộ phim liên quan đến đề tài an ninh, chống tiêu cực như “Cánh sát hình sự” hay bộ phim nói về cải cách ruộng đất “Bí thư tỉnh ủy”.
Vậy điều gì đã xô đẩy Thị đến con đường ngày hôm nay? Phải chăng vì thị muốn làm người nổi tiếng? Phải chăng vì những thất bại đau đớn trong đời sống riêng tư và sự nghiệp của mình mà thị đã nhanh chóng quay đầu lại với gia đình mình, với những người thầy, những người đồng nghiệp bạn bè của mình để phục vụ cho cái gọi là “đấu tranh đòi dân chủ”, là “tinh thần yêu nước”? Hay phải chăng vì mục đích “làm tiền”? Có phải vì tiền mà một dân văn chương như Thị phải làm “chính trị”, phải xuống đường tham gia “biểu tình yêu nước” ngày 02/6/2013; lên tiếng ủng hộ, cổ súy những kẻ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền? Và có phải cũng vì tiền mà nhà văn, nhà biên kịch này phải quay sang phân tích cả những vấn đề về tình hình kinh tế, nợ xấu…?
Với một trái tim diu dàng và nhạy cảm như ai đó đã nói về thị, nếu còn muốn giữ lại chút lòng tin của gia đình, bè bạn, chút lương tâm nghề nghiệp, mong thị hãy tĩnh tâm cống hiến quãng đời còn lại cho nghiệp văn chương. Thị nói rằng mình “coi văn học như một đền thờ thiêng liêng”, vì vậy, mong thị hay dùng chút lương tâm, hổ thẹn còn sót lại để giữ cho chốn thiêng liêng ấy đừng vấy bẩn. Bút đã sắc thì nên giữ cho mắt sáng và lòng trong. “Thiện căn ở tại lòng ta/Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”, có phải vậy không Linh già?
Nguồn: Loa phường