Hải Điếu Cày, Tạ Phong Trần đã bị bắt, rồi đền lượt Phạm Viết Đào bị bắt…Những hung tin liên tiếp nối nhau mà ra đời như một sự báo trước đầy ảm đạm và đau thương. Người tiếp theo là ai đây?, cứ cái đà này thì tương lai của giới viết Blog nghe cũng khốn đốn thật sự và ai còn dám viết Blog nữa đây? là những câu hỏi hối thúc những người có trách nhiệm. Rồi những cây viết mới nổi có gánh trên vai mình những “sứ mệnh” và “trọng trách” mà thế hệ đàn anh không thể, không còn tiếp tục giao phó không khi mà những con người ấy đã được đóng đinh, gọi tên trên lĩnh vực này?
Trong bước khủng hoảng trầm trọng về lực lượng kế cận ấy, người ta đang trao gửi niềm tin vào những nhân vật cũng có được tầm ảnh hưởng nhất định đang lởn vởn bên ngoài như nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhà văn Thùy Linh và một số cây viết mà đã nhanh chóng thành danh nhờ những món nghề xảo trá của mình….Dù rằng, họ có thực lực nhưng xem ra những khoảng trống quá lớn mà Hải Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phạm Viết Đào để lại là quá lớn, sức của những thế hệ kế tiếp khó mà đảm đương.
Về nhà văn Nguyễn Quang Lập – người được biết đến với BlogQuechoa nhưng hình như trang Blog của ông đang bị biến tướng và trở thành một trang tin, một Website thông tin thực sự. Chính việc chưa ý thức được sự khác biệt và những quy định về luật chơi Blog do những cơ quan nhà nước cầm trịch nên sự bền vững trong hành trình của nhà văn này là không lâu. Không ai dám trao gửi một trọng trách quan trọng mà chính công việc của Ông chỉ tính bằng ngày và bị đe dọa lúc nào không hay. Chưa hết, trong bối cảnh hiện nay, điều mà người viết Blog chuyên nghiệp cần và hướng đến là một người dẫn dắt và đảm đương được vai trò của một đầu tàu thực sự; họ không có những lí lịch đầy ám ảnh như những người từng dính vào vòng lao lí. Hay nói cách khác, họ cần những người có khả năng và có thể gánh vác đảm đương công việc này lâu dài. Chũng ta đều biết được nguyên nhân hàng đầu mà Hải Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phạm Viết Đào bị các ông “trọng tài” pháp lý cho dừng cuộc chơi cũng chỉ vì họ vi phạm những chế tài về nội dung chuyển tải trong cuộc chơi. Họ không ý thức được nội dung chuyển tải phải bao gồm những cái gì được, cái gì nên trong một cuộc chơi mà chính họ là thành viên và để rồi theo thời gian họ đi xa hơn những gì mà người ta trông đợi.
Tính định hướng trong bất cứ hoạt động nào cũng quan trọng, đặc biệt là hoạt động viết lách, định hướng dư luận. Và trong bất cứ xã hội và thể chế nào cũng vậy, để bảo vệ quyền lợi của chính mình người ta luôn thiết lập nên hệ thống luật pháp mà trung tâm của sự bảo vệ đó chính là sự bền vững lâu dài của chính chế độ đó. Vi phạm nó thì đương nhiên những con người này sẽ nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi. Phạm Quang Lập dù chưa bị một chế tài nghiêm minh nào điều chỉnh nhưng với những gì ông đang làm, đang ra sức cổ súy và bảo vệư thì dù một người không hiểu luật khi so sánh giữa hành động của Đào, Hải…thì biết được tương lai của Phạm Quang Lập? Tôi e là Ông Lập sẽ cũng sẽ dẫm lên những bước đi đã trở nên lạc lối và không lối thoát?
Dù rằng, Ông Lập đã từng tâm sự ông viết Blog và đăng tải trên Blog của mình những nội dung mang tính trái chiều không vì một sự thúc ép nào từ bên ngoài, cũng không ai sai khiến….nhưng ông cũng không hiểu được luật pháp đâu có xem xét chi tiết đó như một sự biện minh cho những lỗi lầm của mình. Luật pháp chỉ xem xét chủ thể thực hiện hành vi đó là ai để xét xử một cách công bình. Hay nói cách khác, yếu tố tự thân không thể phủ lấp đi những lỗi lầm của một cá nhân. Đặc biệt, cái mà hình như những người như Nguyễn Quang Lập thiếu chính là sự khách quan, sự công bằng và tinh thần xây dựng, góp ý thẳng thắn của những nội dung ông chuyển tải. Việc ông và những người bạn của mình trên trang Blog bàn về những tồn tại, những thiếu sót của xã hội, chế độ đương đại là một việc làm cần thiết bởi xã hội nào, thời kỳ nào cũng cần có phản biện để vươn lên và chúng ta khuyến khích tinh thần đó như một sự cầu thị cho một tương lai phát triển. Có điều, cái mà những người như ông Lập thiếu và yếu chính là chưa ý thức được hậu quả mình làm. Blog từ lâu đã trở thành diễn đàn thu hút không ít những cây viết, độc giả quan tâm và dĩ nhiên trong một chừng mực nhất định nó đã mang tính định hướng dư luận. Mà ai cũng biết rằng, tính định hướng dư luận có những yếu tố mà một cá nhân, một bộ phận người không thể có được và nó đã được xã hội phân công cho những con người chuyên làm công việc này. Việc ông Lập tuyên truyền, tán phát những nội dung mang ý nghĩa phản biện, trái chiều mà chưa được định hướng, kiểm duyệt và nhất là chưa đánh giá hết mức độ đúng – sai sẽ gây nên hậu quả khôn lường. Dư luận từ công chúng sẽ tiếp cận sai vấn đề, nhìn xã hội toàn “màu đen” thì lúc ấy những chính sách, chủ trương dù có tiến bộ, cần thiết đến đâu cũng khó mà thực hiện khi lòng dân và ý chính quyền không có sự thống nhất.
Những người viết Blog hiện nay mong muốn ông Lập thực sự có những đổi thay trên cả bình diện hình thức và nội dung chuyển tải và gánh vác những trọng trách từ hoạt động này. Và lúc ấy tôi nghĩ rằng, người ta sẽ tâm phục và khẩu phục việc ông Lập làm “bang chủ” và biết đâu một thời gian không xa người ta sẽ quên đi những dấu ấn không hay mà quá khứ ông từng để lại, người ta chỉ biết đến Nguyễn Quang Lập là một người tiên phong cống hiến bền bỉ cho sự hung thịnh của trào lưu Blog và những bước tiến nhất định của xã hội. /.
(Xin trở lại bài viết sau đối với nhà văn Thùy Linh!)
Nguồn: Mõ làng