Sự đời cũng lạ không được hôn cũng kêu, cũng cho rằng không công bằng. Hôn nhiều quá cũng mệt, đến một lúc nào đó không còn chỗ nào để hôn. Thế mới biết hôn vào đâu, hôn vào lúc nào đó rất quan trọng. Những nụ hôn không đúng chỗ khiến người được hôn mệt mỏi và gây nên hiệu ứng lầm tưởng – tưởng mình cũng được yêu quý như người ta.
Thế gian cũng lắm chuyện buồn, người được hôn nhiều cũng sợ, người không được hôn thì suốt ngày kêu than cho số phận hẩm hiu. Có một ông nhà văn nọ, khi cho ra đời một tác phẩm mới được cồng đồng mạng tán thưởng nên ông lầm tưởng rằng tác phẩm của mình có được những thành tựu lớn trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Suốt ngày ông lên các trang mạng rêu rao, quảng bá cho đứa con tinh thần của mình trong khi nếu xuất bản thành ấn phẩm sách nó chỉ đáng là mớ giấy lộn không hơn, không kém.
Những người được hôn cũng nên nhớ lời mẹ dặn trước lúc được hôn nếu không sẽ bị mẹ đánh đòn
Hay câu chuyện về một nhà Hán nôm học nọ (tôi được biết hình như là Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện) chuyên đi moi móc, “lật dậy” những câu chuyện xưa cũ rồi đặt cho nó một tên gọi phù hợp với thời cuộc. Và kết quả thì ai cũng biết những vấn đề được phù phép đã thu hút hàng triệu độc giả đón đọc và họ chờ đợi sự “thoát thai” của một sản phẩm mới..Cứ thế những đứa con tiếp tục ra đời và hiện diện được tôn vinh, tung hô. Người cha đẻ của nó vì vậy mà cũng có những sự động viên, tiếp sức để tiếp tục cống hiến. Nhưng họ đâu biết rằng, những cái hà hơi, tiếp sức đó chẳng qua chỉ là sự động viê, an ủi không hơn, không kém của những kẻ “nhàn rỗi sinh nông nổi” và muốn kiếm tiến trên những sự giả dối và ngụy tạo.
Nên chăng, những nụ hôn cũng như lời động viên khi được tiếp nhận cũng nên có sự nhìn nhận khách quan, nếu không họ sẽ biến mình thành những nạn nhân!
Nguồn: Mõ làng