Không biết lí do gì mà trong thời gian gần đây có không ít người lên mạng và phát đi những lời kiểu đại loại như “Từ chuyện của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nghĩ về tình cảnh của đất nước” và nêu lên những khẩu hiệu kiểu “Đừng sợ lòng yêu nước của nhân dân” với những nội dung đào sâu vào những vấn đề mới, được công chúng chú ý quan tâm từng ngày. Hay câu chuyện của những “nhà dân chủ” Nguyễn Quang A với bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Rồi người đứng đầu giáo hội địa phận Vinh Nguyễn Thái Hợp hăng hái và tích cực trên mặt trận đòi công lý và hòa bình, hoạt động của nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Hữu Vinh….Tất cả đã làm nên một bản nhạc đa dạng nhưng có phần xô bồ. Những “nghệ sỹ” thực sự đang được tung hô, được công chúng gọi bằng những nghệ danh mà chắc hẳn khi được nghe chính họ cũng không khỏi nức lòng. Sự cổ vũ đó thúc dục họ phải làm một cái gì đó đáp lại “tấm lòng trong thiên hạ” như hình ảnh hai nhân vật trong “Chữ người tử tù” của Huấn Cao “không thể phụ tấm lòng trong thiên hạ”.
Xưa nay những người nổi tiếng thường có chế độ sống riêng biệt với những “mối bận bịu” riêng có. Họ được công chúng dõi theo từng ngày, từng giờ. Những “hắt hơi”, “sổ mũi” trong cuộc sống đời tư của họ trở thành chủ đề bàn cãi, tranh luận và tốn không ít giấy bút của giới báo chí. Và như biết được điều đó những người nổi tiếng tự cho mình cái quyền “thỉnh thoảng tự dung thấy buồn” và họ muốn công chúng, những người tôn họ làm thần tượng biết được tình cảnh của mình. Vì vậy, câu chuyện của những Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang A, Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Hữu Vinh và rất nhiều người khác suy cho cùng là chuyện bình thường. Phải chăng họ là “nạn nhân” của một trào lưu mà chính những người yêu mến họ gây nên?
Khóc cũng phải có lí do nhé!
Những xin thưa rằng, họ không “ngốc” và non nớt đến vậy. Phần lớn những người trong này đều được đào tạo rất bài bản, nhiều người mang trên mình học vị Tiến sỹ, nhà khoa học. Họ hiểu được những hiệu ứng mang lại từ giới truyền thông và cũng là bậc thầy trong lợi dụng lợi thế từ công luận để đánh bóng tên tuổi mình. Về phương diện này các vị ấy đã thành công. Từ vị thế của một con người không tiếng tăm, phút chốc đã biến họ thành những “vĩ nhân”, những con người có tài “kinh bang tế thế”.
Dẫu biết rằng, khóc hay than đều biểu thị một tấm lòng “ưu thời mẫn thế” những nghe chừng tiếng khóc than của họ có phần hơi thái quá. Tình cảnh đất nước dẫu có lúc, có khi phải trải qua những biến cố và dịch chuyển mà nếu nhìn ở một chiểu cạnh nào đó khiến chúng ta không khỏi lo lắng song có đến nỗi phải khóc thể thảm vậy không? Hình như dưới lăng kính chủ quan của mình thì họ không tin vào những truyền thống của dân tộc. Họ cố tình hay hữu ý quên đi sức mạnh nội tại của dân tộc ta được hun đúc, rèn dũa qua 4 ngàn năm dựng và giữ nước. Điều này không phải dân tộc và những người yêu nước Việt Nam tự nhận mà có sự công nhận của bạn bè quốc tế.
Trên một khía cạnh khác nếu nhìn ở tính tích cực của vấn đề khi cho rằng những tiếng than vãn, những “tiếng khóc” của những con người cụ thể nêu trên sẽ góp phần tạo nên những hiệu ứng tích cực, thúc dục một số người lên tiếng,dám hành động để đổi thay một cái gì đó mà chính những người khởi xướng cũng chưa định hình được. Rõ ràng, khoảng cách giữa nói và làm là rất xa; nói dễ hơn làm. Lời nói của những người nêu trên nếu được phụ họa bằng những hành động cụ thể, mang tính nêu gương thì tuyệt vời biết bao. Đằng này, họ chỉ thích nói (Hình như họ thích thế!). Họ tự cho mình cái quyền “ăn trên ngồi trốc”, quyền được sai khiến người khác bằng những lời nói. Và tự hỏi cái quyền ấy được ai xác lập hay cũng chỉ là sự ngộ nhận?
Như trường hợp người tung, kẻ hứng trong bài viết “Từ chuyện của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nghĩ về tình cảnh của đất nước” của tác giả Đào Tiến Thi đăng tải trên blog quechoa.vn về những cái “nghĩ” của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện mà tác giả cho rằng là “nghĩ về tình cảnh của đất nước”. Trong bài viết tác giả không ngại ngần khi liệt kê ra hang loạt những hành động của Tiến sỹ chuyên ngành Hán Nôm này. Nào là “rất tích cực đưa tin, bài về hai việc nóng bỏng nhất của đất nước”; “phát biểu trên các đài quốc tế đặt tại Hải ngoại như VOA, RFI…”Rồi nêu lên những cái mà tác giả gọi là “tiếp bị gây khó khăn, sách nhiễu, khủng bố, theo mức độ tăng dần”….Và tác giả Đào Tiến Thi đi đến một kết luận bằng những câu hỏi không lời đáp, kiểu như: “Đến bước này thì không thể nào hiểu nổi Đảng và Nhà nước ta kiên quyết giữ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ theo kiểu gì? Đến bước này thì dù ai đau xót mấy trước cảnh mất dần biển đảo (và tiến tới mất nước), đau xót mấy trước nỗi nhục quốc thể cũng đành bó tay?”
Như đã nói ở trên nhận định này của tác giả này có phản ánh được tình cảnh đất nước vào thời điểm hiện tại không? Có việc tác giả này bị “thôi miên” bởi những tiếng than khóc đã trở nên quen thuộc của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện không? Sự ngộ nhận đã biến Đào Tiến Thi trở thành một “tín đồ” của chính Tiến sỹ Diện đến nỗi anh sẵn sàng bỏ qua những đồn đoán, những ý kiến từ những người khác rồi “đùng đùng” đưa ra cho mình những nhận định “chết người”. Nếu nói không ngoa rằng, nếu Nguyễn Xuân Diện có bước vào con đường “đạo tu” để trở thành giáo chủ một tôn giáo mới nào đó (tất nhiên là chưa được công nhận) thì Đào Tiến Thi sẽ trở thành một tín đồ trung thành theo khẩu hiệu:
“Điều 1: Giáo chủ luôn luôn đúng.
Điều 2: Nếu giáo chủ sai xem lại điều 1”.
Thương cho thân phận những tín đồ bị nhốt trong cái lồng u tối của chính giáo chủ!
Nguồn: Mõ làng