Trong quá trình góp ý dự thảo Hiến pháp năm 1992 xuất hiện không ít những ý kiến tâm huyết thể hiện sự lo lắng cho vận mệnh nước nhà. Với tinh thần cầu thị cao, cơ quan đại diện cho Quốc hội trong tiếp nhận ý kiến của nhân dân đã thực hiện một cách nghiêm túc và đảm bảo những yêu cầu đặt ra ban đầu theo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp. Đồng thời khi thấy đựơc thời gian dành cho góp ý sửa đổi còn ngắn, Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp đã mạnh dạn đề xuất Ban Thường vụ quốc hội gia hạn thời gian sửa đổi Hiến pháp đến hết ngày 30/09/2013.
Về mặt khách quan mà nói những ý kiến như Kiến nghị của 72 nhân sỹ, trí thức, nhà khoa học, phong trào cùng viết Hiến pháp do GS Ngô Bảo Châu hay Bản nhận định, góp ý của các Giám mục Việt Nam của Hội đồng Giám mục Việt Nam đều đựơc UBSĐ (Uỷ bản dự thảo) Hiến pháp tiếp thu một cách chọn lọc và trên một phuơng diện nào đó đánh giá cao sự tâm huyết của những cá nhân tham gia. Nhưng đã là “Uỷ ban dự thảo” thì tất cả những công việc cơ quan này làm đều đựơc phản ánh qua tên gọi của chính nó. Chức năng chính của cơ quan này đến trứơc ngày 30/09/2013 là tiếp nhận và tham mưu cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc nhận định, đánh giá và chỉnh sửa thành một bản dự thảo phục vụ cho việc quyết định các nội dung cần thiết tại phiên họp gần nhất của Quốc hội. Và như chúng ta đều biết thành phần đại biểu Quốc hội cũng rất đa dạng, đại diện cho các giai tầng, các giới, các ngành nghề, các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Họ là những đại diện ưu tú được nhân dân bầu lên thông qua quá trình tổng tuyển cử dân chủ, khách quan. Nhân dân đã gửi gắm ở họ với vai trò đại diện để nói lên tiếng nói của mình trước những vấn đề lớn, trong đó có vấn đề sửa đổi Hiến pháp – một chế định quan trọng hàng đầu của hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi sự tin tuởng và “giao phó” trách nhiệm cho Quốc hội trong sứ vụ này đều có căn cứ, phản ánh được mối quan hệ giữa nhân dân và đại biểu của họ.
Bên cạnh những cá nhân, tổ chức ý thức được sâu sắc, quy trình và vai trò của Quốc hội thì có không ít những cá nhân, tổ chức coi việc sửa đổi Hiến pháp là một diễn đàn để nói lên những vấn đề không phù hợp với quy luật phát triển của dân tộc, ước nguyện của mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt gần đây đã xuất hiện sự giả mạo trong việc ký tên ủng hộ việc đa nguyên đa đảng, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, phi chính trị hoá lực lượng vũ trang….xảy ra tiêu biểu ở tỉnh Thái Bình và Hà Tĩnh. Điều này đã đựơc Đài truyền hình Việt Nam phản ánh một cách chi tiết trên công luận. Rõ ràng, xuất hiện điều này cũng đặt ra những hoài nghi về sự khách quan và tính chất góp ý của những con người này. Những cái tên lạ hoắc, không rõ địa chỉ đựơc tung lên những trang mạng như một sự khích lệ những công dân khác thể hiện chính kiến của mình nhưng chủ nhân của những hành động này không hiểu rằng mọi sự giả dối đều đựơc phanh phui, đưa ra ánh sáng công luận để suy xét, phân minh. Việc sửa đối Hiến pháp là cần thiết và có tính cấp bách tạo ra thế và lực cho việc phát triển đất nước và phục vụ lộ trình hội nhập quốc tế nhưng cũng không vì thế mà chúng ta vội vàng. Việc thực hiện một cách có lộ trình, khách quan, thận trọng là một điều đang đựơc UBDT Hiến pháp thực hiện. Vì trên thực tế kinh phí và thời gian dành cho bất cứ một dự thảo luật nào cũng rất lớn và tốn kém nên việc sửa đổi, ban hành không phải lúc nào cũng tiến hành được. Mọi sự thận trọng lúc này cũng chính là đảm bảo cho một tương lai bền vững. /.
Nguồn: Mõ làng