“Gần 800 người gồm nhân sĩ, trí thức hàng đầu tại Việt Nam và hải ngoại đã ký vào bản kêu gọi chính quyền thực thi quyền con người và hủy bỏ Điều 88 Bộ Luật hình sự cũng như cho phép được biểu tình. Trong số những người ký tên này còn có giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp của Vinh và bảy linh mục Công giáo.” Thông tin này đuợc đăng tải trên các trang mạng với một tiêu đề: “Trí thức kêu gọi chính quyền thực thi quyền con người” đã thu hút sự chú ý của công luận. Những cái tên blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Maria Tạ Phong Tần được chú ý đặc biệt với những danh hiệu như “trí thức yêu nước” và nhận không ít lời tán thưởng từ công chúng.
Trong khuôn khổ bài viết này bỏ qua những vấn đề liên quan đến hai nhân vật chính của phiên toà hôm 28-12 tại TP Hồ Chí Minh mà hãy chú ý đến những nhân vật ủng hộ cho hai nhà “dân chủ” này khi ký tên vào cái gọi là bản kêu gọi chính quyền thực thi quyền con người : “Trong số những người ký tên này còn có giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp của Vinh và bảy linh mục Công giáo.”
P/s: Nếu nói không ngoa thì Ông Nguyễn Thái Hợp – Giám mục Giáo phận Vinh là một nhà “dân chủ” thực sự. Kể từ khi đảm nhận cương vị Giám mục giáo phận Vinh kiêm Chủ tịch UỶ BAN CÔNG LÝ & HOÀ BÌNH – Hội đồng Giám mục Việt Nam, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phaolo Nguyễn Văn Bình và trở về cố hương sau 37 năm xa cách ông đã thể hiện được “dấu ấn” thực sự. Có thể liệt kê ra ở ông hàng chục bài phỏng vấn trên các đài BBC, VOA, RFI, RFA, các trang báo mạng như http://giaophanvinh.net/; http://thanhnienconggiao.blogspot.com/…Ông có mặt tại những nơi mà ông cho là có bất công và thuộc trách nhiệm hành động của Uỷ ban mà ông là Chủ tịch. Gần đây nhất trứơc những sự kiện nóng và nhạy cảm, Nguyễn Thái Hợp lại tỏ rõ sự tích cực. Ông sẵn sàng ký tên vào những bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam với nội dung cốt lõi là bỏ Điều 4 (Quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội), Ký tên vào kiến nghị Thủ tướng Chính phủ huỷ bỏ và đình chỉ việc khai thác Boxittại Tây Nguyên, lên tiếng kêu gọi đòi công lý cho giáo dân tại Cồn Dầu – Đà Nẵng….
Ông Nguyễn Thái Hợp – Giám mục Giáo phận Vinh
Chia sẻ với phóng viên Églises d’Asie với bài phỏng vấn với tiêu đề: “ĐGM Nguyễn Thái Hợp:“Chúng tôi đòi hỏi công lý cho những nạn nhân vụ bạo hành”đăng tải trên http://conglyvahoabinh.org/?p=2170 ở đoạn kết ông Hợp bày tỏ: “Nếu kể lại tình hình vào thời Đức Cha Điền sau 1975, người ta có thể xác nhận rằng đã có những thay đổi. Hiện nay, những người Công giáo có thể vào đại học và làm nhiều nghề. Nhưng một số chức vụ vẫn còn được dành riêng cho đảng viên. Trong cuộc sống hàng ngày, còn nhiều điều cần phải thay đổi. Về phiá Công giáo cũng như về phía Cộng sản, về phiá Giáo hội cũng như về phía chính phủ, việc tốt đã được làm nhưng cần phải được làm tiếp…”
Trong câu chuyện không phải ông không nhìn thấy được sự thay đổi diện mạo đất nước nói chung, diện mạo đời sống vật chất cũng như tinh thần của những người theo đạo Công giáo với những khởi sắc đáng mừng: “những người Công giáo có thể vào đại học và làm nhiều nghề”. Và Ông cũng nhận thức được một yếu tố thuộc về quy luật khách quan rằng: “Trong cuộc sống hàng ngày, còn nhiều điều cần phải thay đổi. Về phiá Công giáo cũng như về phía Cộng sản, về phiá Giáo hội cũng như về phía Chính phủ, việc tốt đã được làm nhưng cần phải được làm tiếp”.Nhưng ở đây tôi e là có sự đối lập giữa lời nói và hành động của ông. Thực tế cho thấy, sự đi lên của xã hội được vận động một cách từ từ, có lộ trình. Cái mới, tiến bộ ra đời thay thế cho cái xấu, lạc hậu thể hiện sự phát triển đúng chiều hướng. Sự thay đổi đó không thể diễn ra ngay lập tức, một sớm, một chiều. Nó cần có thời gian cũng như sự chung tay từ nhiều phía. Mà trong trường hợp này là sự chung tay của Nhà nước và phía giáo hội Công giáo, trong đó có những con người như Giám mục Nguyễn Thái Hợp.
Dẫu biết rằng, nói và lên án những sai phạm, những thiếu sót lên trên công luận qua những kênh thông tin báo chí là một cách làm hay, góp phần chuyển tải những hiện trạng còn bất cập lên những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để họ có được cơ sở để giải quyết. Điều này cũng đang được Nhà nước Việt Nam hoan nghênh. Có điều, một người có học như Ông Hợp cũng hiểu đựơc một điều xã hội hôm nay ngoài những vấn đề nội tại liên quan đến giáo hội Công giáo thì còn biết bao vấn đề khác cũng đang cần được chú ý giải quyết. Giáo hội Công giáo nói chung và những con người như Ông nói mà không hành động, không làm những điều tốt đẹp ngay từ bên mình mà lại chờ đợi, mong chờ tất cả từ phía Nhà nước. Về phương diện này hình như không được công bằng? Và phải chăng sự đòi hỏi này là hơi thái quá.
Có thể lấy ngay một ví dụ về sự ủng hộ của ông trên cương vị của Giám mục địa phận, Chủ tịch Uỷ ban Công lý và hoà bình như việc ký tên để đòi thực thi quyền con người và đòi lại “công bằng” cho hai con người cụ thể là blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Maria Tạ Phong Tần, kêu gọi thả tự do cho 14 thanh niên Công giáo bị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79, Bộ luật Hình sự…. Với việc làm của mình ông cũng đã đồng nghĩa với việc lên án việc Nhà nước Việt Nam bắt giam và xử phạt tù với hai con người có hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được quy định tại Điều 88 – Bô luật Hình sự. Thực chất của việc thực thi và kêu gọi tôn trọng quyền con người mà ông Hợp nói được phản ánh đầy đủ trên Báo QĐND.
Theo bài viết “Một việc làm đi ngược lại xu thế đối thoại về nhân quyền” được đăng trên báo QĐND với việc phản ánh bản chất của cái gọi là “Nghị quyết về tình hình nhân quyền ở Việt Nam” của Nghị viện Châu Âu được công bố vào ngày 18-4-2013 trong phiên họp hằng tháng tại Strasbourg thì: “…Trong một bản nghị quyết có đầy rẫy những sai sót, người ta có quyền nghi ngờ về tính chính đáng của nghị quyết đó.
Ngay từ những dòng đầu tiên của nghị quyết này đã chứa đựng ít nhất là hai lỗi về kỹ thuật và thông tin.
Ở khoản A, nghị quyết đề cập đến “những phóng viên lỗi lạc: Nguyễn Văn Hải/Điều Cày, Tạ Phong Tần và Pan Thanh Hải”. Nhân vật Pan Thanh Hải nêu ở đây có lẽ là Phan Thanh Hải, người đã bị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên sơ thẩm xét xử hình sự ngày 24-9-2012 về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, kết án 4 năm tù, sau đó xử phúc thẩm ngày 28-12-2012, giảm án xuống còn 3 năm tù do thái độ ăn năn hối cải của bị can này. Tên của nhân vật không nắm rõ và vấn đề mà họ đưa ra cũng không chính xác.
Chẳng biết vì lẽ gì mà tác giả của bản nghị quyết này lại dùng từ “nhà báo kiệt xuất” (hay nổi tiếng?) để gán cho ba nhân vật Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải.
Thực tế, cả ba vị này chỉ là những người viết blog trên mạng, Nguyễn Văn Hải thì có biệt danh (nickname) “Điếu cày”, Phan Thanh Hải có nickname “Anhbasaigon”, còn Tạ Phong Tần có nickname “Công tằng”. Đó là những nickname mà bất cứ người nào viết trên mạng cũng có. Nhưng viết trên mạng đâu có phải đã là “nhà báo”. Có phải cứ lập ra một blog, muốn viết gì thì viết trên đó, bất chấp đúng sai, xấu tốt, thì đương nhiên được tự phong làm “nhà báo” chăng?
Còn tính từ “kiệt xuất” hay “nổi tiếng” ở đây, làm sao các nghị sỹ của Nghị viện châu Âu lại dùng một cách dễ dãi thế. Kiệt xuất hay nổi tiếng ở đây là dựa trên căn cứ nào? Vì hành động chống lại đất nước mà họ đang sống chăng? Vì họ đi ngược lại lợi ích của dân tộc mình chăng?
Những điều khoản sau đó của nghị quyết cũng có nhiều nội dung lắp ghép khiên cưỡng, sai lệch và thậm chí, bị bóp méo với dụng ý thiếu thiện chí.
Chẳng hạn 14 bị cáo bị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử tội danh Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79, Bộ luật Hình sự thì được nghị quyết của Nghị viện châu Âu liệt vào diện “14 nhà hoạt động dân chủ” bị kết án tù do “thực hiện quyền tự do thể hiện quan điểm”!
Tự do thể hiện quan điểm kiểu gì khi mà có bằng chứng rõ ràng cho thấy các bị cáo đã tham gia các khóa huấn luyện đấu tranh lật đổ do Việt Tân tổ chức ở Thái Lan, Cam-pu-chia, Phi-lip-pin và Mỹ từ năm 2010?
Những người này cũng đã nhận tiền của Việt Tân để tiến hành các hoạt động lật đổ ở Việt Nam. Mà Việt Tân là một tổ chức như thế nào?
Thực chất, đây chính là một tổ chức có trụ sở tại Mỹ hoạt động theo đúng nghĩa “khủng bố”, một khái niệm mà có lẽ các nhà làm luật của châu Âu không xa lạ gì!
Những hoạt động đó là lén lút đưa súng đạn, chất nổ, mìn, lựu đạn, tiền giả, ma túy… từ nước ngoài về Việt Nam để tiến hành các hoạt động gây rối xã hội, đặt chất nổ, gây thương vong, khủng bố người dân, khủng bố chính quyền….”
Bất kỳ ai khi chứng kiến được sự nhiệt tình và hăng say của Ông Hợp hẳn sẽ có những ái mộ nhất định với con người này. Nhưng những người “yêu mến” ông cũng cần ở ông một thái độ công bình, một cách nhìn toàn diện và đặc biệt là khi nhìn nhận một vấn đề nên chăng ông cũng nên chọn cho mình một góc nhìn 180 độ, không bị che khuất bởi những vật cản. Và khi đấy tôi tin Ông Hợp sẽ làm cho chúng ta phải bất ngờ với một diện mạo mới – Một người đứng đầu địa phận với cái nhìn của một trí thức thực thụ./.
Nguồn: Mõ làng