Đối thoại thường niên của Liên Âu với Việt Nam đã ra một nghị quyết. Nghị quyết đưa ra đến 12 vấn đề lưu ý với Việt Nam. Tuy vậy, khi xem xét kĩ trong đó thì cốt lõi vẫn là vấn đề tự do ngôn luận. Những nội dung như đối xử với các blogger, tự do ngôn luận, tự do báo chí, kiểm soát internet được nhắc đến 5 trong số 12 điểm của nghị quyết.
Khi trả lời phỏng vấn báo chí ông Đại sứ liên hiệp châu Âu ở Việt Nam Franz Jessn đã nhận xét “ chúng tôi nhận thấy có những tiến bộ ở một số lĩnh vực như trong vấn đề tự do tôn giáo”. Tuy nhiên “chúng tôi thấy lo ngại về những diễn biến tiêu cực liên quan tới việc đối xử với các blogger và tự do ngôn luận”.
Có thể thấy ngay rằng, vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận thông qua internet được đặc biệt chú ý với chủ ý rằng, ở Việt Nam báo chí và tự do ngôn luận còn bị hạn chế, bóp nghẹt. Đấy là một đánh giá thiếu khách quan, toàn diện. Cái nhìn thiên kiến của nghị viện châu Âu đã bị bóp méo do họ bị dẫn dụ qua hiện tượng một số blogger như Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải bị truy tố, cùng một số blogger khác bị xử lí.
Cần phải nói ngay rằng, những người nói trên và những người khác mà nghị viện Châu Âu dẫn ra như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị xử lí về hình sự hay hành chính là do họ vi phạm luật pháp của Việt Nam (như những tội danh mà tòa án đã xử đối với họ) hoặc vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp. Không ít người trong số họ đã cấu kết với các tổ chức đối kháng, khủng bố ở ngoài nước (như là Việt Tân, có trụ sở trên đất Mĩ, bị chính phủ Mĩ xếp vào diện khủng bố) để phá hoại nền hòa bình của Việt Nam, chứ không phải vì họ đã làm blogger.
Trên thực tế, có thể nói rằng, ở Việt Nam môi trường internet và tự do ngôn luận trên internet là rất cởi mở. Nếu làm một cuộc khảo sát nghiêm túc thì có thể thấy rằng ở Việt Nam lượng người sử dụng internet rất lớn (trong bối cảnh kinh tế đang rất khó khăn). Đi liền với đó, số Blog được các cá nhân lập ra là rất nhiều. Trong đó, những blog mang màu sắc chính trị chiếm tỉ lệ không ít. Một số blog được thiết lập như một tờ báo điện tử.
Điều đáng nói là, nếu như một vài năm trước hầu hết các blog đều xa lánh những đề tài về chính trị – xã hội. Chủ blog thường treo ở trang nhất nội quy có điều “không bàn chuyện chính trị” thì hiện nay lượng blog chuyên về chính trị – xã hội rất nhiều. Nếu như trước đây, mỗi khi chạm đến những vấn đề chính trị, các blogger cứ vòng vo, bóng gió thì nay họ viết rất trực diện. Thậm chí ngôn từ được sử dụng quá đáng đến nỗi những người đọc tử tế cũng phải đỏ mặt khi ngồi một mình trước màn hình.
Nếu đứng ở góc độ luật báo chí, luật truyền thông, thậm chí là luật hình sự thì không ít trang viết trong nhiều blog có thể bị đem ra truy tố. Họ tha hồ nhục mạ chính quyền, tha hồ chửi bới người khác, tha hồ văng tục bất chấp đạo đức, văn hóa. Thậm chí không ít bài viết, clip vu cáo, dựng chuyện được tung lên mạng một cách vô tư. Trong lúc đó, chính họ lại hết lời ca tụng những chính khách Châu Âu vì sơ suất trong một phát ngôn nào đó mà từ chức.
Có lẽ, chẳng ở đất nước tự do nào có kiểu đưa tin, viết bài trên internet như ở Việt Nam. Nếu chúng ta chỉ mở một trang nào đó nổi lên hiện nay trong số những trang như Ba Sàm, Quê Choa, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Viết Đào… và tìm ở mục những trang liên kết của nó, thì có thể lôi ra hàng chục trang blog khác có màu sắc chính trị. Trong đó chật ních những bài chửi bới, mạ lị Đảng công sản, chính quyền Việt Nam cùng các lãnh tụ của nó. Thậm chí, bịa chuyện về đời tư, chửi lãnh tụ như là con cái hay vật nuôi của họ. Không tin, hãy vào mục lưu trữ của một trang, rồi thử thống kê xem có bao nhiêu bài như thế và đọc bài trong một tháng thôi mà xem mùi mè nó như thế nào. Hoặc vào một số trang như Em Đỏ, Bính Nghé, Beo… để “thưởng ngoạn những kiệt tác” của ngôn từ kiểu sát thủ đầu mưng mủ, kiểu biến thái quái kiệt… bất chấp tự ái của người đọc.
Vậy mà các blogger có sao đâu, ai bảo ở Việt Nam không có tự do internet, không có tự do ngôn luận.Thật nực cưới cho cái nghị viện Châu Âu.
Nhân đây mà nói luôn, nhìn thực trạng những gì đã có trên internet thì chẳng có gì khiến nhà quản lí phải lưỡng lự mà không ban hành một thông tư tự do báo chí, cho phép ra báo tư nhân. Có khi như thế nó lại giúp chính quyền phát hiện và chống cái xấu,cái ác. Đồng thời đưa blog bleo vào khuôn khổ văn hóa của báo chí
Nguồn: Mõ làng