Chiến Thắng
Như một hiệp sỹ trong thời hiện đại Trần Đình Triển đang khoác lên mình tấm chiến bào và thanh kiếm của một hiệp sỹ thời xưa cũ. Anh cũng được coi là số ít con người còn giữ lại cho nhân loại và dân tộc “cốt cách” của một con người “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”. Anh có mặt ở tất cả những nơi được coi là điểm nóng về tự do, nhân quyền và những giá trị mà anh cho rằng mình có quyền và trách nhiệm cần bảo vệ. Không những vậy những hành động bào chữa hộ cho các bị cáo trong các vụ án thường là không công, thậm chí đôi khi vì cảm kích, thương hại cho hoàn cảnh người ta anh sẵn sàng dành những đồng lương ít ỏi để giúp đỡ về mặt vật chất. Cho nên cũng không ngoa nếu nói bên cạnh vai trò của một hiệp sỹ thời hiện đại, Trần Đình Triển lại sắm một vai trò không kém phần long trọng: “Người vác tù và hàng tổng”.
Đôi chân anh in dấu trong những phiên tòa nảy lửa. Dư âm để lại đằng sau phiên tòa đôi khi không phải là bị cáo ấy bị xét xử bao nhiêu năm, hình phạt ấy có thích đáng không mà dường như là những tình tiết, những lời bào chữa, nhừng tình huống mà anh đưa ra tại phiên tòa. Với vốn kiến thức về pháp lý của mình cùng tinh thần xả thân, Trần Đình Triển hiện lên với vai trò “vị cứu tinh” của “những mảnh đời bất hạnh”.
Nhưng cũng phải thấy rằng, một con người bình thường luôn cần đến những giá trị vật chất để sống, tồn tại và cống hiến. Sự thánh thiện của một con người một khi bước ra những giá trị được coi là tất yếu đó luôn được hoài nghi bởi những câu hỏi lớn. Trần Đình Triển cũng không ngoại lệ bởi ông còn có một gia đình và biết bao mối quan hệ mà anh cũng là một thành viên. Hay chăng những năm tháng hành nghề luật sư đã đưa lại cho anh những giá trị vật chất không lồ? và nay đến lúc anh thực hiện những công việc mà anh hằng mong muốn là “cứu độ nhân gian”????
Có một điều chúng ta cũng cần quan tâm là tại sao Ls Trần Đình Triển lại chỉ chọn những vụ án có tính chất nhạy cảm cao hay những vụ án được công chúng quan tâm nhiều với những nội dung liên quan đến dân chủ, nhân quyển…Phải chăng anh đang muốn đánh bóng tên tuổi mình. Nếu ở phương diện này thì anh đã có được những thành quả nhất định. Anh là cái tên được chú ý ít nhất tại phiên tòa. Hàng trăm cơ quan báo chí nước ngoài như VOA, BBC, RFI…đều hướng tới anh với những bài phỏng vấn trước lề những phiên tòa. Tiếng nói và danh tiếng của anh đã vượt qua biên giới quốc gia để vươn đến thế giới. Và suy cho cùng cái được của anh cũng rất nhiều.
Chân dung của Lục Vân Tiên thời hiện đại – Trần Đình Triển được khắc họa một cách rõ nét ở bài viết sau:
Nếu ai có chút để ý tới hoạt động xét xử của tòa án, ắt sẽ biết tên tuổi LS “vì dân” Trần Đình Triển. Ông thường rất thích nhảy vào những vụ án có sự mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền. Và, tại các phiên tòa có sự tham gia của vị luật sư “vì dân” này, ông Triển thường cố ý lái thân chủ sang thế đối đầu với chính quyền, đối đầu với Hội đồng xét xử (HĐXX). Trong lời bào chữa trên công đường, ông Triển thường cố ý “khoe chữ”, ba hoa giải thích cho HĐXX những quy định của pháp luật, kể cả luật pháp quốc tế như một vị giáo sư khả kính đang giảng luật cho học trò. Phát biểu của ông, thường nhận được tràng vỗ tay tán thưởng của người tham dự phiên tòa- đa phần trong số đó là thân nhân bị cáo mà ông Triển đang bảo vệ. Ông Triển không hề quan tâm tới sự khó chịu của các thành viên Hội đồng xét xử.
Ông Triển không hiểu rằng các thành viên HĐXX cũng là những con người. Mà nghề luật sư đòi hỏi nghệ thuật diễn thuyết. Đối tượng mà luật sư cần thuyết phục chính là các vị trong HĐXX chứ không phải công chúng đến theo dõi phiên tòa. Luật sư cần phải biết viện dẫn những quy định của pháp luật hiện hành; cần phải biết đưa ra những luận cứ có lý, có tình để thuyết phục HĐXX đi theo hướng có lợi nhất cho thân chủ. Tiếc rằng LS Trần Đình Triển luôn làm ngược lại, ông không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để dạy dỗ, khích bác và cuối cùng là đôi co với HĐXX. Và kết quả phiên tòa thế nào, nếu là người bình tĩnh suy xét chắc chắn đã biết, dù tòa chưa tuyên án. Điều đó lý giải vì sao các bị cáo được LS Triển bảo vệ thường nhận bản án kịch khung, kịch trần. Vụ án Cù Huy Hà Vũ là một minh chứng.
Một minh chứng nữa là ở vụ án Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành- học viên Pháp luân công. Trước và sau ngày xét xử, LS Trần Đình Triển ồn ào viết bài, trả lời phỏng vấn ở các cơ quan báo chí nước ngoài. Ông nhấn mạnh:“Hai công dân Việt Nam đã được đưa ra xét xử vì theo môn phái Pháp Luân Công. Điều đáng nói ở đây, là hai công dân này được được xét xử theo yêu cầu của Đại sứ Trung Quốc và theo chỉ thị, văn bản của Bộ Công anTrung Quốc. Đây rõ ràng là những vụ “Tế thần” của những nhà lãnh đạo Việt Nam cho Thiêntriều mà lễ vật hi tế là chính con dân nước Việt. Đất nước Việt Nam có còn là của người Việt Nam nữa không? Chủ quyền Việt Nam có cònkhông?” Các bài viết này được hầu hết các blog lề trái chép về để bình luận, rủa sả chính quyền nhu nhược, làm theo “lệnh” Trung Quốc!
Thế nhưng, chính những luật gia- học viên Pháp Luân Công lại chỉ ra rằng ông Triển lợi dụng danh nghĩa Pháp Luân Công để đánh bóng tên tuổi chứ thực ra, ông Triển không hiểu quy định của pháp luật, và do vậy, đã “hoàn toàn không bảo vệ được thân chủ của mình”.
Để làm rõ chân dung LS Trần Đình Triển, chúng tôi đề nghị chủ trang Google.tienlang đăng nguyên văn bài viết dưới đây của một luật gia- học viên Pháp Luân Công đã đăng trên trang nhà của họ.
Nhất Nguyên
—————-
LUẬT SƯ TRIỂN “LẠC ĐỀ”, PHÁP LUÂN CÔNG BỊ LỢI DỤNG.
Đỗ Quang Tình hình hiện nay đã diễn ra theo xu hướng bất lợi nhất cho hai anh Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành.
Vũ Đức Trung (áo trắng) và Lê Văn Thành
Theo nhận định của chúng tôi thì hai anh đã bị kết tội vi phạm điều 226 Bộ Luật Hình Sự sửa đổi bổ sung 2009 “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet” theo khoản 2, điểm a là phạm tội “có tổ chức” với khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù giam.
Anh Thành được hưởng mức nhẹ nhất là 2 năm tù giam và anh Trung là 3 năm. Như vậy hội đồng xét xữ đã tính đến các tình tiết giảm nhẹ.
Các Luật gia là học viên Pháp Luân Công nhận định rằng Luật sư (LS) Trần Đình Triển không nắm rõ luật và hoàn toàn không bảo vệ được thân chủ của mình. LS Triển đã đặt sai vấn đề ngay từ đầu trong văn bản của mình gửi Viện Kiểm Sát tối cao:
“Nếu giả sử rằng áp dụng điều 226 Bộ luật hình sự 1999 đã được bổ sung và sửa đổi tháng 6 năm 2010 có hiệu lực từ 01/01/2010 để xem xét xữ lỳ hành vi của Vũ Đức Trung thì không có căn cứ, vì: thông tin phát trên hệ thống vô tuyến điện nói trên là hướng dẫn về “Pháp Luân Công” , pháp luật của nhà nước ta không cấm tuyên truyền, phổ biến về môn phái này (mang màu sắc tôn giáo, tín ngưỡng và rèn luyện sức khỏe); thông tin đó không xâm phạm đến lợi ích của cơ quan tổ chức cá nhân, trật tự an toàn xã hội và cũng chưa có hậu quả xảy ra cho ai…”
HIỂU SAI
LS Triển đã hiểu sai hai điểm sau:
1) Cụm từ “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin…” ghi trong luật được LS Triển hiểu thành “đưa hoặc sử dụng thông tin trái phép…” Theo điều luật này thì ở đây hành vi thực hiện việc đưa thông tin bị điều chỉnh hơn là nội dung thông tin. Luật sư Triển lại hiểu rằng nội dung thông tin là đối tượng bị điều chỉnh. Nếu muốn nói đến nội dung thông tin thì cần phải đem cụm từ “trái phép” ra sau danh từ thông tin để đảm bảo cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt.
Vì hiểu nhầm nên LS Triển đã dày công chứng minh rằng Pháp Luân Công không bị cấm tại Việt Nam. Đương nhiên là Pháp Luân Công không bị cấm ở Việt Nam và điều này cũng không liên can gì đến vụ việc của hai anh Trung và Thành vì hai anh có đưa thông tin nào đi nữa thì cũng vẫn bị điều chỉnh bởi điều luật này.
2) Điểm thứ hai là LS Triển đã quá chú tâm đến khoản 1 thuộc điều 226 nêu trên để chứng minh rằng việc làm của hai anh không “… xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng” trong khi đó anh Trung và Thành lại bị xét theo khoản 2 do phạm tội “có tổ chức”.
Theo khoàn 2 điểm a này thì không kể có “xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội” hoặc có “gây hậu quả nghiêm trọng” nếu là phạm tội trên “có tổ chức” thì sẽ phạm vào khung 2 và bị phạt từ 2 đến 7 năm tù giam.
Như vậy LS Triển đã hoàn toàn đi lạc hướng trong việc thu thập các dữ kiện để bảo vệ thân chủ của mình và hoàn toàn bị động trong quá trình bào chữa.
Một nguồn tin trên mạng internet cung cấp thông tin chứng minh LS Triển đã lạc đề ngay cả khi ra bào chữa cho Trung và Thành trước tòa.
Theo Báo Đại Kỷ Nguyên, LS Triển đã chất vấn công tố viên rằng “không có pháp luật Việt Nam cấm phát sóng thông tin về Pháp Luân Công” cũng như “Triển yêu cầu được biết những gì pháp luật Việt Nam cấm phát sóng vào Trung Quốc” và công tố viên đã im lặng. LS Triển đã lãng phí thời gian bào chữa bàn cãi vào những câu hỏi ngô nghê vì Điều 226 bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và có hiệu lực tháng 01/01/2010 điều chỉnh mọi hành vi “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” với bất kể nội dung thông tin gì hay hướng về bất cứ nơi đâu (cho dù nội dung muốn đưa là tuyên truyền cho Chủ nghĩa Mác-LêNin hay chỉ hướng qua nhà hàng xóm).
CẦN PHẢI LÀM GÌ
Vậy đúng ra luật sư Triển phải làm gì? Theo các luật sư thì LS Triển cần phải chứng minh Trung, Thành không có tổ chức và điều này rất khó khăn; hoặc biện minh Trung, Thành thiếu hiểu biết và quá nhiệt tình nên vô tình phạm tội qua đó kêu gọi sự khoan hồng của luật pháp cùng các tình tiết giảm nhẹ tội cho hai anh.
Chúng tôi hy vọng, trong phiên phúc thẩm Luật sư Triển nếu còn tiếp tục bào chữa có thể bình tĩnh và chuẩn bị thật kỹ lưỡng các nội dung thật sự có lợi cho thân chủ của mình. Không đẩy họ và những người tập luyện Pháp Luân Công thiếu hiểu biết khác vào những tình huống phức tạp không đáng có như đang diễn ra hiện nay.
Tham khảo:
Công Văn Của Luật Sư Trần Đình Triển Gửi Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
Nguồn: Phapluan.info
Bổ sung một bài nữa:
Luật sư Trần Đình Triển ứng xử không trung thực
Gần đây, trên trang điện tử của Văn phòng luật sư Vì Dân và của Tập đoàn Tân Tạo đăng tải nhiều nội dung phản bác, cho rằng những thông tin Báo CCB Việt Nam, Báo Người cao tuổi phản ánh về bà Đặng Thị Hoàng Yến là vu khống, có cả những thông tin bới móc, bôi nhọ nhà báo Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập Báo Người cao tuổi.
Tôi không có ý định phản biện, bởi chân lí và sự thật sẽ trả lời. Tôi viết bài này vì trong các bài viết LS Triển có đụng chạm tới tôi và một số bài báo mà tôi là tác giả. Trước đó, hình ảnh LS Triển đã “rất đẹp” trong tôi, tôi ngưỡng mộ, song với những diễn biến vừa qua, tôi chỉ có thể thốt lên rằng… “mình hoàn toàn thất vọng”…
Tôi quen biết Trần Đình Triển, cách đây khoảng gần 2 năm, qua anh Lê Duy Hảo, Giám đốc Cty TNHH Sông Lô. Một lần, anh Hảo gọi điện cho tôi nói, đang ngồi với Trần Đình Triển và mời tôi ra quán cà-phê gần Văn phòng luật sư Vì Dân (ở phố Hồ Đắc Di). Trước đó, tôi mới biết LS Triển qua các báo đưa tin ông Triển nhận bảo vệ miễn phí cho cháu Thúy, cháu Hằng ở vụ án Sầm Đức Xương mua dâm trẻ vị thành niên. Thú thật là tôi ngưỡng mộ LS Triển, định sẽ đến Văn phòng luật sư Vì Dân để gặp LS Triển. Vậy là tôi đến, anh Hảo giới thiệu tên tôi và nói tôi làm ở Báo Người cao tuổi. Sau đó có mấy lần tôi qua lại, hợp tác vậy thôi. Ấy thế mà trong bản kiến nghị đăng trên mạng, LS Triển nói rằng: “Ngày 9-8-2011, Văn phòng luật sư Vì Dân (có luật sư Trần Đình Triển và một nhân viên của Văn phòng) đến làm việc với ông Kim Quốc Hoa (Tổng biên tập Báo Người cao tuổi) có sự tham dự của ông Hoàng Linh, (nguyên Tổng biên tập Báo Doanh nghiệp – thuộc Liên minh các hợp tác xã Việt Nam) theo giới thiệu là phóng viên của Báo NCT tham dự…”. Chết thật, sự nhầm lẫn này có thể sẽ gây nguy hại cho tôi, bảo tôi là “nguyên Tổng biên tập Báo Doanh nghiệp…”, thì thật là…
Về sự việc ngày 9-8-2011 tại trụ sở Báo Người cao tuổi (phòng làm việc của Tổng biên tập), tôi là người chứng kiến cuộc trao đổi giữa LS Triển và Tổng biên tập Kim Quốc Hoa ngay từ phút đầu, cùng chứng kiến có cô Quỳnh là người của Văn phòng luật sư Vì Dân. Là người ở giữa, tôi thấy cần phải nói lên sự thật rằng, thái độ của Tổng biên tập Kim Quốc Hoa rất điềm tĩnh, đàng hoàng. Ngược lại, LS Triển tỏ ra rất nóng nảy, ngổ ngáo. Đành rằng, tính cách của LS Triển tự coi là người xứ Nghệ, nhưng việc LS Triển nổi nóng tại trụ sở cơ quan báo là bất nhã. Là luật sư, chắc ông Triển thừa biết như vậy. Sự việc xảy ra quá nhanh, tôi và cô Quỳnh can ngăn nhưng không kịp, LS Triển đã lớn tiếng tuyên bố: “Sẽ cho Kim Quốc Hoa mất chức Tổng biên tập, ngay trong ngày mai sẽ cho bay cái ghế Tổng Biên tập” và nhiều lời lẽ xúc phạm nặng nề nhà báo Kim Quốc Hoa…
Chiều hôm sau, theo lời đề nghị của cô Quỳnh, tôi đến Văn phòng luật sư Vì Dân với tư cách cá nhân, cùng đi với tôi có nhà báo Quang Thuận. Tôi đã thẳng thắn phê bình LS Triển về thái độ nóng nảy hôm trước, LS Triển ngỏ ý “sẵn sàng xin lỗi anh Hoa”. Tôi về báo cáo lại, Tổng biên tập nhất trí, nhưng bảo tôi nhắn LS Triển viết thư xin lỗi thì sẽ cho qua. Ngày 11-8-2011, LS Triển bận phiên tòa nên tôi nhắn tin cho cô Quỳnh, nhờ nhắn lại với LS Triển nên viết thư xin lỗi gửi đến báo. Cô Quỳnh nhắn lại, nguyên văn: “Em nghĩ không ổn đâu vì nếu nói thì được chứ còn viết thư thì không. Em hiểu anh Triển”. Tôi lại nhờ nhà thơ Trần Nhương gọi điện trực tiếp cho LS Triển, nhưng LS Triển đã từ chối viết thư. Vậy là tôi, với tư cách nhân chứng viết bài phản ánh đúng những gì diễn ra vào chiều ngày 9-8-2011, không thêm bớt bất cứ chi tiết nào. Vậy mà, khi trả lời phỏng vấn một tờ báo ngành Công an (20-8-2011), LS Triển đã cãi bay rằng: “… Tôi chỉ nói thế thôi, có đe dọa cho bay ghế, bay chức gì đâu”. Điều này càng làm tôi thất vọng về LS Triển, sao lại hèn đến thế?
Thất vọng hơn nữa, khi đọc những dòng ông Triển viết về nhà báo Kim Quốc Hoa, với nội dung bới móc đời tư. Tôi cũng không bàn đến những thông tin đó đúng hay sai, mà chỉ nhìn nhận ở góc độ nhân văn thì thấy không ổn. Việc bới móc đời tư (trong thực tế không phải như vậy) nhằm hạ uy tín, danh dự của người khác là hành động của những người không đàng hoàng, là một luật sư mà ông Triển làm bậy như vậy thì thật đáng tiếc, bởi nó sai cả về lí và văn hoá ứng xử thông thường. Hơn nữa, LS Triển lại sử dụng tài liệu do Báo Người cao tuổi cung cấp, rồi công bố cả văn bản nội bộ do TBT Kim Quốc Hoa kí để giải quyết những vấn đề tồn đọng quá khứ của Báo NCT, chẳng có liên quan gì, ông Hoa cũng chẳng có sai phạm gì khi kí công văn này nhằm nói rằng nhà báo Kim Quốc Hoa không đủ tư cách, đạo đức làm Tổng biên tập thì thật hàm hồ. Hai văn bản mà LS Triển đã đưa ra làm dẫn chứng là Công văn số: 153/BC-BNCT ngày 2-12-2009 gửi Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam; Quyết định số 48/2007/BNCT-QĐ của Tổng biên tập về việc tổng kiểm kê tài liệu, tài sản công ở cơ quan là tài liệu do Báo Người cao tuổi gửi LS Triển nghiên cứu, để kí hợp đồng trợ giúp pháp lí cho Báo, nay bị LS Triển lợi dụng công bố, nhằm bôi nhọ Tổng biên tập Kim Quốc Hoa trước dư luận. Hành vi này của LS Triển đã vi phạm Tiết c, Khoản 1, Điều 9 về các hành vi nghiêm cấm luật sư; Khoản 1, 2 Điều 25 về bí mật thông tin của Luật Luật sư và vi phạm Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư vừa mới ban hành.
Tôi thật buồn, LS Triển đã nói ra mà không dám nhận. Người xưa nói “Nhất ngôn hí xuất, tứ mã nan truy”, một lời trót nói ra không thể lấy lại được. Vậy, người quân tử sao không dám nhận để tự sửa mình. Chối bay, chối biến chẳng lẽ không tự ngượng với mình sao! Không cảm thấy hèn hạ sao? Lí lẽ là, nếu LS Triển chối mình không dọa Tổng biên tập Kim Quốc Hoa, thì chẳng phải hóa ra tôi (là tác giả) vu khống cho LS Triển? Bởi vậy, tôi thấy cần phải viết bài này để nói cho rõ rằng, tôi rất thất vọng: “Chẳng lẽ Trần Đình Triển lại… thiếu trung thực đến thế?”
Hoàng Linh
Nguồn: Mõ làng