Trang chủ Luận bàn - Phản biện PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ NHỮNG HỆ LỤY KHÓ LƯỜNG

PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ NHỮNG HỆ LỤY KHÓ LƯỜNG

225
0

Vẫn biết rằng, xã hội muốn đi lên nhất thiết phải cần đến những góp ý trên tinh thần xây dựng mà chúng ta vẫn quen gọi là phản biện xã hội. Lịch sử thế giới nói chung và lịch sử dân tộc Việt Nam có những bước tiến vượt bậc như ngày hôm nay có công rất lớn từ chính những con người luôn canh cánh trong lòng những nỗi ưu tư về một dáng đứng Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của tất cả các lĩnh vực của đời sống nên lĩnh vực được quan tâm phản biện cũng đa dạng hơn, tùy thuộc vào tâm lý lứa tuổi và những xu hướng hiện hành. Trong đó, xuất hiện những phản biện xung quanh những câu chuyện thời sự nóng hổi của đời sống văn hóa, văn nghệ. Điều đó cho thấy chính người phản biện đang lo lắng cho một nền văn hóa Việt Nam đang bị “thôn tính”, mất dần bản sắc do cơ chế thị trường và những tác động khác do xu hướng toàn cầu hóa mang lại. Dẫu biết rằng, mọi sự phản biện đều đáng quý nếu xét trên phương diện tính tự nguyện và ý thức trách nhiệm nhưng công việc phản biện cũng như một người làm nghề giáo dục. Phản biện luôn mang đến lợi ích bởi vì chính nó làm minh bạch một vấn đề, có cách nhìn đa chiều và khách quan trước một chủ trương, chính sách. Do vậy, chủ nhân của những lời phản biện cũng cần có những phẩm chất tương tự. Nói cách khác yếu tố tâm, tài luôn song hành và có mặt trong những sản phẩm mang tính chất đặc thù này.

Đáng buồn thay, trong thời gian gần đây những phản biện xung quanh những vấn đề nóng hổi của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội lại được khoác vào cái áo với diện mạo hoàn toàn khác. Những lời lẽ, nội dung đã chuyển sang một quỹ đạo mới. Ở đó, những giá trị văn hóa từng được tôn thờ, ra sức giữ gìn và bảo vệ lại đang bị đổi thay một cách đáng sợ. Những điều lẽ ra không được đề cập đến thì lại hiện diện như một lẽ tất yếu. Tất cả đang đảo ngược, một số giá trị đang chuyển sang “đi bằng đầu”. Điển hình như gần đây nhất, trước sự ra đi của “Trưởng thôn”, Nghệ sỹ Văn Hiệp công chúng yêu những vai diễn để đời của ông đang thể hiện tấm lòng yêu quý, trân trọng cuộc đời tài năng nhưng cũng lắm truân chuyên. Không ít nghệ sỹ, những đồng nghiệp của ông lúc sinh thời đã có những nghĩa cử dành cho người nghệ sỹ quá cố này như việc ký tên kêu gọi các cơ quan ban ngành truy tặng danh hiệu NSND với những đóng góp của ông cho nền nghệ thuật nước nhà.

Rồi đây, những con người yêu quý ông sẽ không còn thấy hình ảnh một “Văn Hiệp” được đóng đinh với vai “Trưởng thôn”, một người nghệ sỹ với cốt cách giản dị, đời thường. Một con người cống hiến trọn vẹn hơi thở cuối cùng dành cho nền nghệ thuật, cho gia đình. Sự mất mát đó không chỉ của những người thân trong gia đình ông mà của không ít công chúng yêu nghệ thuật.

Lẩn khuất sau những con người mang trong mình cốt cách của một con người chân chính với những giá trị thuần Việt thì một bộ phận cũng được coi là con người bằng những ngôn từ của mình đang cố tình hay vô ý chà đạp và phủ nhận lên những đóng góp được đông đảo công chúng thừa nhận dành cho nghệ sỹ Văn Hiệp. Họ đang khoác lên mình một người đi tiên phong trong một cuộc cách mạng mà họ chưa định hình được để làm gì, hướng đến cái gì. Đáng sợ hơn, một số kẻ còn nhân danh những giá trị mà họ được truyền thụ lại bởi một lớp người “vô tăm tích” rồi tự đề cao và cho mình cái quyền được bảo vệ và nhân danh chính nó. Cái tôi đang nói đến chính là việc chủ nhân của những lời miệt thị dành cho nghệ sỹ Văn Hiệp xuất hiện trên mạng trong thời gian gần đây.

Không hiểu nguyên nhân từ đâu mà trong tư duy của một số người ở Miền Nam lại xuất hiện danh xưng “những tên Bắc Kỳ” và được gọi với một thái độ hằn học, khinh miệt. Đi tìm ngọn nguồn mới biết việc sử dụng tắt ( bỏ đại từ nhân xưng) ở phía trước từ Bắc kỳ có lẽ với hàm ý miệt thị hơn nữa, quy chụp cả một vùng miền, gắn cho nó những thứ tính cách không hay. Vì theo người miền Nam thì người Bắc đủ tính xấu như an nói cộc cằn thô lỗ hơn người Nam, tiền bạc thường ki bo hơn… Họ cho rằng những đặc điểm mà được coi là “tính xấu” đó đi ngược lại những phẩm chất vốn có của người Miền Nam với sự phóng khoáng và vô tư…Họ không hiểu được rằng, danh xưng “những tên Bắc Kỳ” là một sản phẩm của lịch sử mà những điều thuộc về lịch sử thì thường gắn liền với một giai đoạn lịch sử, được chầm dứt trong một bối cảnh nhất định. Hơn nữa, danh xưng này còn gắn với âm mưu thôn tính Việt Nam của thực dân Pháp với phương châm “chia để trị”, tạo ra các mâu thuẫn giữa các dân tộc, cư dân các vùng miền với nhau nhằm làm giảm sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến chông lại các thế lực ngoại bang.

Từ thực tế những phản biện mang tính phi đạo đức, phi nhân văn dành cho Nghệ sỹ Văn Hiệp theo tôi có những đánh giá sau:

1. Xúc phạm 1 người đáng kính vừa mới khuất thì quả thực không có tính người.

2. Kẻ không có tính người ấy sự thực chỉ muốn kích động phân biệt miệt thị vùng miền.

3. Những kẻ đủ độ điên cuồng để làm việc thế này, e không ai khác ngoài đám tàn dư của chế độ ngụy quyền SG.

4. Với những người theo dõi hoạt động của đám quạ rúc xác chết ấy, thì dễ dàng nhận thấy cách chế hình rất đỗi quen thuộc này.

5. Khuôn mặt và cái tên kia có lẽ chỉ là ảo, nhưng sự bệnh hoạn thì hoàn toàn thật.

Lúc nào, ở đâu còn có những phản biện tương tự thì lúc đó xuất hiện những cảnh báo về sự đi xuống, sự băng hoại những giá trị đạo đức ở một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Hiện trạng đó đáng được lên án và tẩy chay.

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây