Hiến Pháp là văn bản pháp lý cao nhất, là mẹ của mọi bộ luật. Hiến Pháp chú trọng trên quyền, lợi ích quốc gia dân tộc, sự toàn vẹn của lãnh thổ, quyền lợi ích của người dân, phải do dân và vì dân. Hiến pháp cần xác định mục tiêu trước hết là để bảo đảm sự an toàn, tự do và hạnh phúc của mọi người dân thí dụ như các quyền về sở hữu, tự do ngôn luận, xuất bản báo chí, hội họp, cư trú, biểu tình… đi kèm vào đó là các bộ luật tương ứng; đảm bảo các quyền tự do cá nhân nhưng trong khuôn khổ nhất định, không phải thứ tự do vô chính phủ, vô tổ chức, xem thường tính mạng người khác hay xem thường pháp luật. Tạo điều kiện cho xã hội phát triển ổn định theo một trật tự đúng đắn vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam và phù hợp với Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền năm 1948 và các hiệp ước nhân quyền của quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Hiến Pháp phải được toàn dân phúc quyết và đảm bảo tính bền vững, bao trùm của nó, đảm bảo xây dựng một nhà nước pháp quyền. Bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Xây dựng một thể chế chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước dựa trên ý chí chung của nhân dân, thể hiện sự đồng thuận của nhân dân. Những người lãnh đạo đất nước phải đủ đức, đủ tài do nhân dân bàu ra, không phải theo kiểu hiệp thương hay chia nhau ghế… Việc đưa ra “Sửa đổi Hiến Pháp lần này” đảm bảo cho sự tồn tại, vượt qua khó khăn, phát triển đất nước hiện tại và cho sự lớn mạnh của Việt Nam tương lại.
Xin ý kiến nhỏ với “Bản dự thảo Hiếp pháp 2013 trong Kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992 gồm 72 trí thức (hay gọi Kiến nghị 72) do nguyên Bộ trưởng Tư pháp – TS Nguyễn Đình Lộc đại diện ký tên gửi cho UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp được nhiều người chú ý, và sau thời gian vận động đã được hơn 5000 người ký tên ủng hộ. Thiết nghĩ, tại sao khi các vị này đang đương chức, đương quyền thì không thấy ý kiến, ý cò gì?, nay đã hạ cánh an toàn thì lại “sợ bị lãng quên” hay “không còn gì để mất” nên mới “giám” lên tiếng. Nhưng Kiến nghị 72 với dự thảo của các vị sẽ không khả thi.
Lý do:
1 Dù rằng Khiến nghị 72 do nguyên Bộ trưởng Tư pháp – TS Nguyễn Đình Lộc đại diện ký tên, nhưng trên thực tế Nguyễn Phước Tương đứng đầu khởi xướng, chủ trò (một cựu đảng viên CS, là người tham mưu cho ông TTg Võ Văn Kiệt) lập ra “Đảng nhân dân hành động” của Nguyễn Sỹ Bình ở Mỹ (là đảng con của đảng CSVN), “Đảng nhân dân hành động” đã có công lớn trong việc lôi kéo người Việt từ trong nước, hay ở Campuchia cũng như các nước có tư tưởng chống cộng vào tham gia và sau đó báo cho Công an Việt Nam “làm thịt”, đưa họ vào tù (điều này đã được chính ông Nguyễn Gia Kiểng đứng đầu Tập hợp dân chủ đa nguyên ở Pháp khẳng định). Vì người “chủ trò Kiến nghị 72” là ông Tương Lai (mới chỉ hàm “Phó giáo sư” nhưng trên công luận ông ta luôn tự xưng là “Giáo sư”) với bản chất là người thích khoe khoang, thích thành tích, muốn nổi tiếng và không thoát khỏi “lợi ích cá nhân”, có nhiều người còn cho ông là “gáo hư” và chính ông ta là con rối, giúp chính quyền cọng sản “vỗ mõm trí thức” theo kiểu “khổ nhục kế” vì sự tồn tại của chế độ chính trị Việt Nam… và việc có tới 5000 người ký tên thì chỉ tham gia theo kiểu “hội chứng đám đông”.
2 Thêm vào những người ký tên là nhân sĩ trí thức thì trong đó không ít người có tư tưởng bất mãn (chủ yếu nhóm IDS cũ) thuộc nhóm chủ xướng (nhóm này bị dị ứng, nhảy “tưng tưng” khi bị Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng dẹp “IDS- ban nghiên cứu tốn tiền nhưng vô ích” và họ bị mất đi một nguồn bổng lộc đáng kể nên tìm cách phá bĩnh), có người nhân xét sự quấy phá của nhóm IDS là “những con chó phản chủ”, mục đích là “ chơi TTg Nguyễn Tân Dũng” để trả thù. Kiến Nghị 72 vẫn mang tính chung chung, còn rất nhiều ngộ nhận trên những điểm rất cơ bản, không giải quyết được vấn đề “hòa giải, hòa hợp dân tộc”, không đoạn tuyệt với quá khứ thì không thể thu hút nhân tài hải ngoại.
Tuy nhiên tình trạng “gây tiếng vang” trong Kiến nghị 72 chỉ là hình thức, vì các yêu cầu không khả thi, không thể xảy ra trong thời gian tới như: Xóa bỏ Điều 4, yêu cầu Đa nguyên đa đảng, xây dựng thể chế chính trị Việt Nam theo kiểu Mỹ (Tổng thống), đổi tên nước, phi chính trị hóa Quân đội. Do vậy, dù có đưa kiến nghị thế nào thì thực tế “vũ như cẩn”.
3 Kiến nghị 72 không phù hợp với tính chất, tình hình xã hội Việt Nam, những chọn lựa cho tương lai không khả thi chỉ mang tính giật gân, nhưng trong vòng luẩn quẩn. Việc yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp là một động thái độ để gây tiếng vang xem mình dũng cảm nhưng không phải là sự thật vì họ chỉ dám lên tiếng khi chính quyền đã tuyên bố cho phép đóng góp mọi ý kiến, không giới hạn kể cả ý kiến bỏ điều 4, tức là “nói vậy nhưng không phải vậy”. Trong những vị ký kiến nghị thì đông đảo là những cựu đảng viên, những người này đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy đảng và nhà nước, các vị này đang hưởng rất nhiều bổng lộc của chính quyền. Dù công khai kêu gọi bỏ điều 4 nhưng thực tế là “rung chuông báo động” nguy cơ mất quyền lãnh đạo của đảng và đề nghị một chế độ dân chủ nhưng vẫn không bỏ được bản chất cố hữu của họ vì “sợ mất sổ hưu”. Kiến Nghị 72 vẫn mang tính chung chung, còn rất nhiều ngộ nhận trên những điểm rất cơ bản, không giải quyết được vấn đề “hòa giải, hòa hợp dân tộc”, về những khái niệm chính trị, cũng như về những chọn lựa cho tương lai.
– Qua Kiến nghị 72 cho thấy bản Dự Thảo Hiến Pháp 2013 nóng vội, có nhiều người cho là hời hợt, dài dòng và thiếu thuyết phục, mang nặng tư tưởng cá nhân công thần và bất mãn. Sự lựa chọn “chế độ chính trị” là “chế độ Tổng Thống” cũng rất ấu trĩ. Vì tình hình chính trị Việt Nam lúc này đang phức tạp, kinh tế khó khăn, nghèo nàn. Tư tưởng vẫn còn mang tính làng xã, dòng tộc, chưa phát huy được tính dân chủ, hiểu biết về xã hội dân sự chỉ được biết đến tính theo đầu ngón tay của một số trí thức. Một xã hội mang nặng truyền thống Á Đông như vậy thì đòi lập nên một chế độ “Tổng thống” thì cũng như không, chỉ là “Bình mới, rượu cũ”, vẫn là tập trung quyền lức và lợi ích cho nhóm người của Tổng thống. Chính vì vậy, Việt Nam không thể thể theo mô hình của Mỹ. Việt Nam chưa hình thành xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây nhằm thực hiện mục tiêu thay đổi chế độ XHCN bằng biện pháp “bất bạo động”, “phi vũ trang. Hiện nay, chưa thể “phi quân sự hóa chính trị” và Hoa Kỳ và một số nước Phương Tây chưa thể dùng vũ lực can thiệp vào vấn đề chính trị Việt Nam. Do đó, lợi dụng sự kiện “Sửa đổi Hiến pháp” trên làm phương thức tập hợp lực lượng đấu tranh công khai để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam sẽ không khả thì tại thời điểm này và cả trong tương lai gần (tạm tính cho đến thời điểm các vị trí thức hàng đầu trong Kiến nghị 72 về chầu Diêm Vương).
Hiện tại, tuy trong nội bộ Đảng CS có không ít đảng viên xuống cấp về đạo đức, lối sống, xa rời nhân dân, tạo nên nhóm lợi ích, dẫn đến làm mất lòng tin của dân và ở mức độ nào đó đã cản trở sự phát triển xã hội. Đồng thời, đòi “Đa nguyên đa đảng” nhưng thực chất chỉ nhằm “hợp thức hóa” Đảng “Nhân dân hành động” mà ông Tương Lai có công lập ra, đây cũng thể hiện sự ham muốn quyền lực của ông ta. Tuy nhiên, thực tế lúc này tại Việt Nam chưa thể đa nguyên, đa đảng, vì chưa một tổ chức chính trị, xã hội nào có đủ tư cách để thay thế sự lãnh đạo độc tôn của Đảng CS và Đảng CS vẫn không chịu chia sẻ quyền lực. Như vậy nếu có đa đảng thì Đảng NDHĐ vẫn nằm trong sự điều chỉnh của Đảng CSVN, nếu không phải như thế thì chính các ông “trí thức hay trí ngủ” đang “mơ giữa ban ngày”.
– Do đó, tôi nghĩ đóng góp ý kiến cho “sửa đổi Hiến Pháp 1992” lần này sẽ được chính quyền Việt Nam chấp nhận và sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với thế giới cũng như cho tương lai Việt Nam chứ chưa đề cập đến thay đổi thể chế chính trị. Sửa đổi Hiếp Pháp lần này sẽ làm rõ và thực thi những vấn đề cơ bản về “quyền con người”, “sở hữu tư nhân”, “sở hữu toàn dân”, “vai trò của ĐCS”… Vấn đề chịu trách nhiệm của những “đầy tớ nhân dân” sẽ được chú trọng.. điều chỉnh để tránh sự lạm quyền nói chung và cán bộ, cơ quan công quyền và tăng thêm các quyền giám sát của nhân dân cho phù hợp tình hình chính trị Việt Nam.
Xin chào 72 trí thức (trong đó có không ít trí ngủ). Vài lời ý kiến, mong sao các vị đừng “đứng tim” khi không thấy Kiến nghị 72 được thực hiện.
Bình An (Tin tức hàng ngày)
Nguồn: Mõ làng