Trang chủ Đối tượng Ông Nguyễn Đình Lộc đã đào ngũ

Ông Nguyễn Đình Lộc đã đào ngũ

263
0

Ông Nguyễn Đình Lộc đã đào ngũ

Trong chương trình thời sự tối ngày 22 tháng 3 vừa rồi có xuất hiện một nhân vật đặc biệt, ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên bộ trưởng Bộ tư pháp. Đặc biệt không phải vì ông vốn là một vị cựu Bộ trưởng của Nhà nước Việt Nam, mà đặc biệt vì ông, mới đây là “trưởng đoàn 72” (72 vị kí tên kiến nghị sửa đỏi Hiến Pháp) đã đến văn phòng Quốc Hội ngày 04 – 2- 2013 đưa đơn kiến nghị sửa đổi Hiến pháp. Kèm theo là bản dự thảo Hiến pháp 2013 do nhóm 72 biên soạn. Trong chương trình trả lời phỏng vấn trực tiếp đó, sau khi công nhận không khí dân chủ của đợt tổ chức lấy ý kiến nhân dân, ông Lộc đã ấp a ấp úng khi được phỏng vấn về lần trực tiếp dẫn đoàn vào đưa kiến nghị. Sau đây là đoạn trích từ buổi phỏng vấn:

Phóng viên: Trong đợt lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban Dự thảo Hiến pháp công bố, đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia đóng góp ý kiến. Trong khi đó thì có một số người tự ý xây dựng một bản Dự thảo Hiến pháp và một bản Kiến nghị gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, rồi lấy chữ kí tán thành bản Kiến nghị đó. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Đình Lộc (phút 19:16:34 – 19:15: 18): “Phải nói rằng, phần tôi thật ra đóng vai trò thì cũng… nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra thì đến đấy mới được lên trưởng đoàn (cười to), đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn. Thế thành ra… sao gọi là trưởng đoàn… Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia. Vì tôi là nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm giao việc trao thôi, chứ còn tôi không tham gia vào việc xây dựng cái tờ văn bản ấy. Cho nên bây giờ mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia. Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi, nhưng bởi vì tôi không làm cái đó. Chính anh em khác bảo làm. Hôm ấy mình chỉ là người đến đấy thì được giao làm trưởng đoàn… thế thôi. Tất nhiên thì (cười) trước khi trao phải đọc. Tôi cũng có nghiên cứu, và bản thân tôi lúc bấy giờ cũng có muốn sửa một số chỗ. Sau các đồng chí bảo là không, vì là cái này công bố trên mạng rồi, bây giờ mình sửa thì không nên. Cho nên vẫn cứ trao. Thật ra thì đến lúc đó thì mới giao cho tôi trao. Trước đó không trao đổi kĩ. Tôi thấy là là… cũng có lúc định là người khác trao. Nhưng mà cái hôm cuối cùng, gặp nhau trước khi ấy, thì lại bảo là bác Lộc phải trao. Thì tôi trao. Như tôi đã nói, việc viết những cái văn bản ấy, tôi không tham gia. Tất nhiên tôi có tham gia ý kiến. Nhưng tôi không phải là người biên tập. Còn cái dự thảo mà gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 thì tôi hoàn toàn không tham gia. Cũng không phải là người thành lập cái nhóm đó. Kí là kí vào cái đoạn 7 điểm thôi, chứ còn cái Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tôi không hề biết cái đó”.

Vậy là đã rõ, như tôi đã viết trong bài “Trí thức hay là sự háo danh”, cái nhóm 72 ấy chỉ là tập hợp của những kẻ cơ hội không hơn không kém. Là một người đã từng giữ trọng trách Bộ trưởng Bộ tư pháp, ông Lộc thừa tri thức để biết trước hành vi tập hợp, kí tên, đưa đơn của mình có nên và có được phép làm vậy hay không. Biết mà vẫn làm thì là vì cái gì? Có thể giải thích hành vi này theo hai cách. Hoặc là vì tâm huyết với dân tộc, hoặc là muốn nổi danh. Nếu vì tâm huyết với dân tộc thì ông Lộc không chọn cách làm sai. Còn vì háo danh thì là danh gì? Những người có hiểu biết như ông Lộc chắc không vì háo danh hảo, thích cho oai mà vì một động cơ nào đó khác sâu xa hơn.

Ở trong đoạn trả lời trên toát lên hai vấn đề mà ông Lộc muốn chối từ: Một là ông tham gia chỉ là ngẫu nhiên chứ không phải là được cử làm thủ lĩnh và ông không nhận là thủ lĩnh. Thứ hai, ông chối là không tham gia soạn thảo ra cái Hiến pháp năm 2013, ông kí cũng chỉ là kí vào phần kiến nghị thôi, chứ không kí vào bản dự thảo mới. Ối ông Lộc ơi, nếu câu nói đó được thốt ra từ mồm cô Bích Hằng thì thiên hạ không chấp, đằng này nó thốt ra từ mồm ông cựu Bộ trưởng tư pháp thì ai mà chấp nhận được. Cái này có thể gọi là ông hèn, ông đang trốn chạy trách nhiệm, trốn chạy đồng bọn. Vị thế và năng lực hiểu biết như ông cần gì phải làm thế. Đã có gan bước qua lời nguyền thì phải dũng cảm nhận trách nhiệm chứ. Ông có là người cầm đầu, có kí vào bản dự thảo mới rồi kiến nghị thì cũng có sao đâu. Chắc Nhà nước cũng chẳng vì thế mà quy là tổ chức “phản động”, mà có quy kết cũng không đủ bằng chứng. Chắc Nhà nước cũng không cho rằng đưa kiến nghị là bất hợp pháp, vì Nhà nước đang kêu gọi công dân góp ý cơ mà. Vậy thì vì sao, vì ông nhận thấy làm thế là không đàng hoàng, chỉ là thứ muốn gây sức ép buộc nhà nước phải theo cái chân lí độc tài của nhóm mình mà thôi.

Còn bây giờ ông đã trốn chạy, ông đã dào ngũ. Tôi đã nói với các bạn mà, đây chỉ là tập hợp của một nhúm người bất mãn cá nhân mà thôi chứ chẳng phải là trí thức vì dân vì nước gì đâu. Nếu là vì dân vì nước thì thời các vị ấy đang đương chức các vị ấy đã làm được những việc có ích cho dân cúng rồi.

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây