Trang chủ Luận bàn - Phản biện Thế nào là dân chủ thực, nhân quyền thực?

Thế nào là dân chủ thực, nhân quyền thực?

279
0

Mõ thấy đây là một bài rất đáng xem.

Thế nào là dân chủ thực, nhân quyền thực?

Hiện nay, đại đa số người dân chưa hiểu rõ khái niệm DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN.

Đất nước và xã hội chỉ thoát được độc tài và có DÂN CHỦ, tôn trọng NHÂN QUYỀN khi và chỉ khi dân trí người dân được cải thiện, mọi người đều biết, hiểu rõ và thực hành đúng giá trị của DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN

Lamvietblog không dám khẳng định mình đã thông suốt hết 100% về DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN, nhưng Lamvietblog xin được trình bày dưới đây để mọi người có thêm cái nhìn đa chiều đúng đắn và phân biệt được thế nào là DÂN CHỦ THỰC, NHÂN QUYỀN THỰC khác với ‘dân chủ và nhân quyền ngụy biện’. Lamvietblog hoạt động với tiêu chí phản biện độc lập để cải thiện dân trí trước, vì nếu dân trí không được cải thiện thì người dân quốc nội chỉ lâm vào khủng hoảng chính trị vì mù quáng, cả tin và cả nể dẫn đến độc tài mới thay thế độc tài cũ mà không thể có DÂN CHỦ THỰC và NHÂN QUYỀN THỰC.

Đôi khi DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN còn bị đánh tráo khái niệm để nhằm làm tư lợi và phục vụ cho nhóm lợi ích, thế nên miệng thì hô hào là dân chủ và nhân quyền nhưng hành động thì chỉ toàn là độc tài, phản dân chủ & phi nhân quyền. Bài viết này Lamvietblog xin được mạng phép trình bày ngắn gọn 2 khái niệm này:

DÂN CHỦ: Được hiểu đơn giản nhất bởi khái niệm, trong một cuộc họp – hội nghị – đại hội mà trong đó có sự biểu quyết công khai và minh bạch với kết quả đa số thắng thiểu số. Cho nên bất kỳ cá nhân nào hoặc thiểu số nào dùng chính kiến của mình để tự quyết, tước đoạt và không chấp nhận số đông mà không thông qua cuộc họp – hội nghị – đại hội là phản dân chủ => Độc Tài. Thế nên, người theo cộng sản cũng có quyền dân chủ và người chống cộng sản cũng có quyền dân chủ, không ai được tự ý đứng về bên này, hoặc bên kia mà tước bỏ quyền dân chủ của người khác.

VD: Số đông quy định hành động ăn cắp là trọng tội thì cá nhân người ăn cắp không được dùng chính kiến của thiểu số cá nhân để xem hành động ăn cắp là vô tội.

Nhóm 72 đã đánh tráo ‘khái niệm dân chủ‘ trở thành ‘quyền của nhân dân‘, họ hô hào tranh đấu đòi hỏi dân chủ khi ngụy biện dưới vỏ bọc bởi đòi hỏi ‘quyền của nhân dân’, nhưng chính họ lại tự quyết vai trò là 15 người đại biểu của đồng bào mà không qua bất kỳ sự biểu quyết công khai và minh bạch nào trước đồng bào thông qua một cuộc họp, hay một hội nghị, hay đại hội nào, đã vậy chính hành động đưa ra trưởng đại diện là Nguyễn Đình Lộc càng chứng minh cho thấy đây là hành động phản dân chủ (phi dân chủ) khi không có sự biểu quyết bầu chọn nhất trí của số đông… Mà chỉ là sự biểu quyết của thiểu số, thế nên họ (nhóm 72) là phản dân chủ và ngụy biện dưới vỏ bọc chung chung là ‘quyền của nhân dân’.

SỰ NGỤY BIỆN CỦA DÂN CHỦ: là một quá trình diễn giải khái niệm DÂN CHỦ bởi lập luận ‘dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân’. Thoạt nghe lần đầu có vẻ như hợp lý, nhưng đó chỉ là một thuật ngữ ngụy biện diễn giải sai ý nghĩa cho 2 chữ DÂN CHỦ, vì cụm từ “NHÂN DÂN” lại là một khái niệm vừa hẹp vừa rộng không có số lượng cụ thể. Một người cũng được gọi là nhân dân (người dân), hàng trăm người cũng được gọi là người dân – cụ thể hơn bằng nhóm dân, và nhân dân khác hẳn về mặt ý nghĩa với toàn dân (tất cả – toàn thể nhân dân), tức là chúng ta đang nói đến chi tiết về SỐ LƯỢNG mà không còn chung chung là nhân dân nữa. Khi nói chung chung “quyền của nhân dân” tức là quyền của một người cũng sẽ tương đương với quyền của một nhóm người và đồng thời cũng sẽ ngang bằng với quyền của toàn dân, vì như trên đã trình bày cụm từ “NHÂN DÂN” lại là một khái niệm vừa hẹp vừa rộng không có số lượng cụ thể. Thế nên, chính sự ngụy biện‘quyền của nhân dân’ này đã làm sai lệch giá trị của DÂN CHỦ, vì khi đó một nhóm thiểu số cũng có thể lạm dụng và nhân danh là ‘quyền của nhân dân’ để gọi là dân chủ… dùng chính kiến của thiểu số để tự quyết, tước đoạt và không chấp nhận số đông mà không thông qua cuộc họp – hội nghị – đại hội là phản dân chủ => Đây đích thực là sự ngụy biện về DÂN CHỦ.!

VD: Đảng cộng sản Việt Nam đã ngụy biện là có dân chủ dưới vỏ bọc là lực lượng lãnh đạo của nhân dân, bởi ý chí và nguyện vọng của nhân dân mà không là ý chí và nguyện vọng của TOÀN DÂN (mập mờ về số lượng). Cụm từ NHÂN DÂN ở đây có thể hiểu là thiểu số đã lấn áp đa số đi ngược lại giá trị của DÂN CHỦ.

Tương tự khi nhóm 72 đã lạm dụng và ngụy biện DÂN CHỦ khi họ tự quyết nội dung kiến nghị 72, hiến pháp 72 (quyền lập hiến là của nhân dân), họ tự quyết 15 đại biểu và 1 trưởng đại biểu.

QUY TẮC DÂN CHỦ: Trong một cuộc họp – hội nghị – đại hội khi nhóm đa số đã thắng thiểu số thì nhóm thiểu số phải tuân thủ theo nhóm đa số mà không được chống đối (chỉ được tiếp tục tranh luận và phản biện để giải quyết vấn đề mà không được quyền tự quyết).

QUYỀN DÂN CHỦ của công dân được thể hiện cụ thể thông qua QUYỀN CỬ TRI địa phương bởi ứng cử, tiến cử, bầu cử hoặc bãi nhiệm DÂN BIỂU QUỐC HỘI, mà không là sự ám thị chung chung quyền của nhân dân.! Vì có rất nhiều người dân không màn đến chuyện chính trị và quyền lực, hoặc họ không đủ năng lực để thực thi quyền hợp pháp của họ (người thiểu năng, người mất trí, tâm thần, trẻ em dưới 12 tuổi, người vùng sâu vùng xa hẻo lánh..v.v….). Thế nên QUYỀN DÂN CHỦ của công dân chỉ được thể hiện cụ thể thông qua QUYỀN CỬ TRI địa phương.!

NHƯ THẾ NÀO THÌ ĐƯỢC COI LÀ THỰC THI DÂN CHỦ.?: Thực thi dân chủ là ở đó phải tiến hành tổ chức tối thiểu một hình thức thăm dò có cả kết quả và số lượngTÁN THÀNH và KHÔNG TÁN THÀNH (ủng hộ và không ủng hộ). Hoặc cao hơn nữa là sự biểu quyết TÁN THÀNH và KHÔNG TÁN THÀNH công khai của một cuộc họp – hội nghị – đại hội.! Bất kỳ một cuộc biểu quyết nào chỉ đăng tin số lượng TÁN THÀNH mà không đăng tải số lượng KHÔNG TÁN THÀNH đều là DÂN CHỦ GIẢ TẠO, PHI DÂN CHỦ, vì không thể hiện được đâu là thiểu số và đâu là đa số nên không thể coi là DÂN CHỦ.!!! Tuy nhiên, khi thể hiện số lượng TÁN THÀNH mà không thể hiện được số lượng KHÔNG TÁN THÀNH mà kết quả của TÁN THÀNH có số lượng quá thấp so với tổng số mặc định, thì đó là bằng chứng không là một đòi hỏi có giá trị DÂN CHỦ vì thiểu số không thể lấn áp đa số.!

VD: “Kiến nghị 72 – hiến pháp 72″ cho dù có 100,000 chữ ký ủng hộ thì cũng chỉ là thiểu số so với gần 90 triệu dân. Không thể lấy ý kiến của thiểu số mà áp dụng cho đa số, vì đó là phi dân chủ => độc tài.

“Lời tuyên bố của các công dân tự do” cho dù có 1,000,000 dân ký tên ủng hộ mà không có danh sách không ủng hộ, thì chính họ đã thừa nhận họ chỉ là nhóm thiểu số của cả đất nước. Một khi đã là nhóm thiểu số thì sẽ không bao giờ gọi là hành động dân chủ, vì thiểu số không thể áp chế cho đa số.

NHÂN QUYỀN: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do thể hiện quan điểm, tự do chọn lựa đảng chính trị, tất cả các quyền khác không được xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Cho nên bất kỳ cá nhân nào, hoặc thiểu số nào dùng chính kiến của mình để cấm người khác phát biểu, hoặc chỉ muốn người khác nghe mình nói mà không chấp nhận lời nói của người khác, đồng thời chỉ muốn người khác theo mình hoặc phải theo phe phái mà mình yêu thích mà không chấp nhận việc người khác đối lập với lý tưởng của mình thì đều là phản nhân quyền.

Thế nên, nhân quyền là không được cưỡng đoạt, hoặc định hướng người khác phải nói thế này mà không được nói thế kia. Đồng nghĩa, cộng sản không thể cưỡng đoạt người chống cộng sản phải nói và hành động theo ý của cộng sản, người dân chống cộng sản cũng không được cưỡng đoạt người khác lúc nào cũng phải luôn luôn là chống cộng sản.

Đó chính là dân chủ và nhân quyền, xin đừng nói 1 đằng mà làm một nẽo lợi dụng nhân danh dân chủ và nhân quyền để được tôn sùng và được độc quyền (trí thức).

NHÂN QUYỀN là quyền bất khả xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Từ giá trị của DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN đó, tuyệt đối không một nhóm lợi ích nào, hay đảng chính trị nào được quyền nhân danh “lợi ích của Nhân Dân và Dân Tộc” để tước đi vai trò nhân dân và dân tộc của người khác khi có cùng nguồn gốc và tiếng mẹ đẻ.

Đứng trên phương diện của sự LOGIC, một khi đã là thể chế DÂN CHỦ tuyệt đối thì sẽ không bao giờ tồn tại đảng chính trị, vì một khi có sự tồn tại của đảng chính trị là có sự tồn tại quyền lực cá nhân của lãnh đạo đảng – sáng lập đảng mà không còn là quyền của nhân dân.! Chính vì sự LOGIC đó nên Lamvietblog không theo bất kỳ đảng phái chính trị nào và cũng không ủng hộ bất kỳ sự tồn tại của đảng phái chính trị nào.

Note:

Có một số người đã hỏi: “Khi người dân nói lên ý kiến, hoặc đưa ra giải pháp của họ về một vấn đề gì gì đó của xã hội, của chính trị thì đó đã là dân chủ chưa.?”

Câu trả lời: Đó chỉ mới là một tiến trình để đi đến DÂN CHỦ mà chưa phải là DÂN CHỦ (có rất nhiều người hiểu sai giai đoạn này đã là DÂN CHỦ). Khi một người dân hoặc một nhóm dân nói lên ý kiến, hoặc đưa ra giải pháp cho một vấn đề của xã hội – chính trị thì cả xã hội sẽ “ngồi lại” cùng bàn bạc để tìm tiếng nói chung – thống nhất và biểu quyết, điều này có thể hiểu như là một DỰ LUẬT được đệ trình lên QUỐC HỘI để xem xét và biểu quyết. Sau khi trãi qua cái quá trình trên, người dân trong xã hội (dân biểu Quốc Hội) thu thập được số lượng TÁN THÀNH và số lượng KHÔNG TÁN THÀNH để đi đến kết quả là hủy bỏ, hoặc áp dụng “ý kiến và giải pháp” (dự luật) đó và được công bố công khai thì đó mới là một xã hội – một cách làm DÂN CHỦ. Còn nếu một nhóm nhỏ nào tự nói lên ý kiến, hoặc đưa ra giải pháp đã tự quyết ý kiến – giải pháp của mình là đúng và chỉ chấp nhận sự tán thành mà không thừa nhận sự chống đối thì đó KHÔNG CÒN LÀ DÂN CHỦ.

Nói đến DÂN CHỦ là phải nói đến ĐA SỐ và THIỂU SỐ, đó chính là quy tắc căn bản mà hiến pháp Hoa Kỳ đã thể hiện rất rõ, luôn luôn phải có đa số thắng thiểu số.!!!Tùy hình thức DÂN CHỦ, tùy vào những đòi hỏi của xã hội và chính trị mà cơ quan, quốc gia họ sẽ quy định mức đa số là như thế nào sẽ là chiến thắng và được áp dụng.

VD: 51% thắng 49% (tức trên 1/2), hay 66% thắng 34% (tức 2/3), 80% thắng 20% (tức 4/5 – 8/10), hoặc phải thắng tuyệt đối là 95% – 99%..v.v…. Mức độ % áp đảo càng cao thì ở đó QUYỀN DÂN CHỦ (quyền cử tri) càng cao, càng được coi trọng.

THẾ NÀO LÀ MỘT PHONG TRÀO DÂN CHỦ.?: Là một xã hội mà ở đó nhóm thiểu số dùng quyền lực mà họ có để tự quyết mọi vấn đề của xã hội mà không thông qua sự biểu quyết ĐA SỐ thắng THIỂU SỐ – gọi là ĐỘC TÀI, dẫn đến nhiều nhóm thiểu số khác hành động đòi hỏi nhóm thiểu số quyền lực kia phải thực thi một tiến trình biểu quyết công khai và minh bạch phải có đa số thắng thiểu số mà không là quyền tự quyết của nhóm thiểu số quyền lực. Đó gọi là PHONG TRÀO DÂN CHỦ.!!!

Phong trào kiến nghị, phong trào nói lên tiếng nói của người dân chưa đủ yếu tố để cấu thành PHONG TRÀO DÂN CHỦ. vì đó chưa phải là một hành động cụ thể buộc được nhóm thiểu số quyền lực kia phải hội đàm, hoặc phải đàm phán với những nhóm thiểu số khác. Chưa hình thành được yếu tố ĐA SỐ và THIỂU SỐ cùng nhau hành động thì chưa thể gọi là PHONG TRÀO DÂN CHỦ, mà đó chỉ là đòi hỏi và nhen nhóm khởi đầu mà thôi.

Hiểu rõ giá trị và tiến trình của DÂN CHỦ để thực thi dân chủ mà không để mình chết, hoặc sau đó nhận ra sai lầm chỉ vì hiểu sai lệch về DÂN CHỦ. Đừng như người dân Ai Cập chạy về ủng hộ một phía, vô tình tạo quyền lực cho một phía để rồi sau đó lại biểu tình phản đối người mình đã từng ủng hộ…. Đó là lời mà Lamvietblog muốn nhắn gửi mọi người và mong mọi người hiểu thật rõ các quy tắc dân chủ để không còn bị mắc sai lầm. Phải có dân trí thì mới thực thi được dân chủ, đừng để bị lừa rồi mới nhận ra chỉ vì mình hiểu sai, hoặc thiếu hiểu biết về DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN. Sẽ còn khủng hoảng, tranh chấp và bất ổn chính trị dài dài nếu người dân chưa hoặc không nắm rõ quy tắc DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN.

Nguồn: Lamvietblog

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây