Tổ chức Phóng viên không biên giới – RSF: Góc nhìn lệch lạc

Tổ chức Phóng viên không biên giới – RSF: Góc nhìn lệch lạc

Ngày 12/3/2013 trong bản phúc trình nhân ngày Chống kiểm duyệt mạng, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đã đưa ra những nhận định quy chụp, thiếu khách quan khi  cho rằng “hệ thống mạng ở Việt Nam tuy chất lượng còn yếu nhưng vẫn bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ” và “Việt Nam nằm trong danh sách 5 quốc gia theo dõi internet một cách nghiêm ngặt nhất”, rằng “Việt Nam là kẻ thù của internet”…

Tổ chức Phóng viên không biên giới- RSF - góc nhìn lệch lạc

Thật là nực cười với màn kịch vụng về của RSF và những thế lực thù địch với Việt Nam.  Những nhận xét mang tính quy chụp, đầy định kiến của RSF không xa lạ gì với người dân Việt Nam nói riêng và nhân dân nhiều quốc gia khác. Có thể nói, không đâu như ở Việt Nam, nơi mà người dân có thể tiếp cận với một dịch vụ internet hiện đại, tốc độ cao với mức phí gần như thấp nhất thế giới. Nhiều du khách nước ngoài khi đến Việt Nam đã quá bất ngờ, bởi theo họ, những gì mà họ được các phương tiện truyền thông đại chúng phương tây nhồi sọ là hình ảnh một Việt Nam không có tự do báo chí, tự do internet, mọi thứ đều bị kiểm soát ngặt nghèo. Vậy nhưng, khi tới đây, ở bất kỳ quán cà phê hay khách sạn nào họ đều bắt gặp dòng chữ “Free Wifi”, (internet không dây miễn phí), điều mà ngay cả các quốc gia phát triển còn chưa có được. Thậm chí nhiều người nước ngoài còn cho rằng, ở Việt Nam tự do internet thái quá dẫn đến tình trạng trên intermet có quá nhiều thông tin độc hại, không được sàng lọc, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em và dễ gây mất an ninh. Nhiều chuyên gia về viễn thông nước ngoài còn khuyến nghị Việt Nam sớm bổ sung những biện pháp kiểm duyệt, cũng như những điều luật nghiêm khắc để bảo vệ người sử dụng internet khỏi những thông tin độc hại, cũng như ngăn chặn các đối tượng xấu lợi dụng internet hoạt động tội phạm.

Thực tế là vậy, thế mà chả hiểu sao, chỉ dựa vào ý kiến của vài cá nhân đưa thông tin sai lệch về tình hình tự do internet tại Việt Nam, sau đó lại không hề kiểm chứng, RSF đã vội vã đưa ra những đánh giá thiếu khách quan như đã nêu trên.

Mới đây dư luận báo chí trong nước không khỏi bất bình khi tổ chức này lớn tiếng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam khi đòi thả tự do cho nhà báo Hoàng Khương, người đã bị xử tù về tội đưa hối lộ. Thật là lạ khi nhiều tổ chức quốc tế đang đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải mạnh tay hơn nữa trong việc đấu tranh với tệ nạn  tham nhũng, tiêu cực, vậy mà RSF lại can thiệp đòi thả tự do cho kẻ có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng như Hoàng Khương.

Hóa ra mục đích của RSF chỉ là nhằm chụp mũ, xuyên tạc tình hình tự do báo chí, tự do internet tại Việt Nam, bởi việc làm của họ cốt chỉ phục vụ lợi ích cho một số tổ chức và quốc gia có thái độ thù địch với Việt Nam, đơn giản bởi RSF đã bị thao túng do lệ thuộc vào nguồn kinh phí cung cấp bởi các quốc gia và tổ chức trên.

Thiết nghĩ, để giữ uy tín của chính mình, RSF cần có cái nhìn khách quan, có kiểm chứng về tình hình tự do báo chí nói chung và tự do internet nói riêng tại Việt Nam. Đừng “gắp lửa bỏ tay người” bởi những việc làm thiếu công tâm của RSF chỉ khiến tổ chức này thêm mất mặt với thế giới mà thôi

Nguồn: Loa phường